Chảo Thị Yến sinh ra ở một xã khó khăn thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từng phải nghỉ học vì nghèo đói và những định kiến xã hội. Nhưng bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ cô đã đạt được học bổng toàn phần du học Đức; trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho biết bao cô gái Dao Tuyển nói riêng và thế hệ trẻ nói chung.
Sinh ra và lớn lên tại một môi trường mà số đông đều có định kiến: “ Con gái học nhiều là bất hiếu đấy, không cần phải đi học, chỉ cần viết đúng tên mình là đủ.”- Yến chia sẻ.
Năm 2004, khi vừa học hết cấp 2 thì Yến đã phải nghỉ học. Nhà Yến khi đó rất nghèo, anh trai phải nghỉ học từ sớm theo bố qua Trung Quốc làm thuê; chị gái Yến may mắn hơn là được đi học vì trường nội trú không mất tiền.
Chảo Yến bộc bạch: “ Nếu em đi học, bố mẹ vừa không có người làm rẫy, vừa phải gánh thêm nhiều chi phí nên không đồng ý cho em tiếp tục.”
Tuy vậy nhưng trong suốt 3 năm nghỉ học, Yến chưa bao giờ ngừng nuôi hi vọng về một ngày quay trở lại trường; với Yến đi học là ước mơ duy nhất. Sau khi bị bố mẹ ngăn cấm, Yến đã khóc suốt nhiều ngày và thường xuyên kiếm cớ để đến gần khu vực trường học.
Cơ duyên đưa Chảo Yến trở lại hành trình đi tìm con chữ đó là một lần tái ngộ với thầy Bùi Chí Thanh ( Hiệu trưởng trường THCS Nậm Chạc) trong buổi sinh hoạt văn nghệ tại xã. Câu đầu tiên mà thầy Thanh hỏi Yến là: “ Yến có còn muốn đi học không?”
Khi ấy, khát vọng được đi học lại lần nữa cháy trong cô bé Dao Tuyển nghèo khó. Hiểu được sự quyết tâm của học trò, người thầy cứ cách vài ba ngày lại đến nhà Chảo Thị Yến để thuyết phục gia đình cho cô được đến trường. Và cuối cùng, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Thanh mà Yến đã chính thức được quay lại trường học.
Khoảng thời gian những năm 2007-2008 khi ấy Chảo Thị Yến bắt đầu học cấp 3. Cô chỉ nghĩ rằng được đi học lại đã rất may mắn rồi vì thời điểm đó, số lượng gia đình cho con em đi học hết chương trình phổ thông trung học là rất hiếm nên Yến cũng dự định chỉ học xong lớp 12 sẽ đi làm. Nhưng qua câu nói của những bạn bè đồng trang lứa: “lớp trưởng đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi, hãy tự hỏi tại sao học giỏi mà vẫn nghèo”, từ đó Yến đã quyết tâm học tiếp lên bậc đại học.
Và cuối cùng với khát vọng dùng kiến thức để thoát nghèo, để thay đổi cuộc đời, Chảo Thị Yến vượt lên số phận và định kiến để tốt nghiệp cử nhân bằng giỏi và giành học bổng toàn phần đi du học thạc sĩ tại trường Đại học Gottingen (Đức). Cô gái dân tộc nhỏ bé đã viết lên hy vọng cho nhiều những bạn trẻ cũng gặp hoàn cảnh như cô đã từng.
Trở về nước sau thời gian học tập tại Đức, Yến đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ trong hành trình truyền cảm hứng của mình, cô tâm sự: “ Kỉ niệm đáng nhớ có lẽ là khi em tham gia dự án “ Chúng tôi có thể” của UNESCO. Em đã đi qua 12 điểm trường để tập huấn cho các bạn học sinh ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Hà Giang và Sóc Trăng. Ở những nơi đó, các bạn bé đã cho em nhìn thấy lại chính bản thân mình của ngày xưa- “Khát khao đi học cháy bỏng.”
Khi kể về con đường đến trường, đến đoạn phải nghỉ học 3 năm, thì thậm chí có em nhỏ đã bắt đầu sụt sùi khóc bởi có lẽ các bạn thấy chính mình trong nhân vật “Chảo Yến còn bé”. Yến chia sẻ rằng mình rất vui vì ít nhiều đã giúp các bạn nhỏ tự tin hơn, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách để chạm tay đến ước mơ của mình.
Năm 2020, Chảo Thị Yến đã xuất bản một cuốn sách kể về cuộc hành trình vượt định kiến đi tìm con chữ, tri thức đã thay đổi số phận của chính mình mang tên: Đường ngược chiều- Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus.
Hiện tại cô đang làm việc tại Trường Quốc tế Canada Lào Cai- ngôi trường đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Tây Bắc. Ngoài việc công tác giáo dục thì Chảo Thị Yến còn là chủ của một homestay có tiếng ở SaPa mang tên Goong.
Giải thích về tên gọi này, Yến chia sẻ: “ Chúng em đặt tên khu homestay của mình là Goong, theo tiếng dân tộc Dao Tuyển “goong” có nghĩa là tốt đẹp, xinh đẹp, làm tốt…” và đó cũng là điều mà cô luôn muốn theo đuổi dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đâu.
Khu homestay này được Chảo Thị Yến mua lại từ một người bạn, ban đầu nơi đây chỉ đón du khách nước ngoài, nhưng do ảnh hưởng từ dịch Covid nên việc kinh doanh không thể tiếp tục.
Tuy nhiên với Yến thì đây cũng là một cơ hội vì địa điểm này đã được biết đến từ trước đó; cộng thêm việc chính bản thân cô cũng được chú ý qua truyền thông, báo đài : “Ít nhiều cũng sẽ có người biết đến em, theo dõi xem em có làm nên “trò trống” gì sau câu chuyện “đường ngược chiều” hay không? Thực ra nó vừa là thách thức, vừa là cơ hội nên em tự tin là dù có thể không đông khách như trên thị xã nhưng vẫn sẽ có những đối tượng phù hợp và gắn bó với em.”
Đặt nhiều tâm huyết vào dự án này nên mỗi góc của Goong đều được Yến chăm chút cẩn thận như sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường; nhấn mạnh các yếu tố văn hóa dân tộc Dao Tuyển qua rèm cửa, họa tiết, hoa văn trên chăn gối,...
Ngoài ra, Yến cũng đang tích cực xây dựng kênh Tik Tok nhằm truyền bá văn hóa cộng đồng người Dao Tuyển.
Nói về những dự định trong tương lai, Chảo Yến mong muốn sắp tới có thể mở các lớp tiếng Anh miễn phí mang tên Goong Speak, đưa tiếng Anh về gần hơn với bản làng. Còn hiện tại cô vẫn sẽ tập trung vào những dự án vốn có của mình.

Sinh ra và lớn lên tại một môi trường mà số đông đều có định kiến: “ Con gái học nhiều là bất hiếu đấy, không cần phải đi học, chỉ cần viết đúng tên mình là đủ.”- Yến chia sẻ.
Năm 2004, khi vừa học hết cấp 2 thì Yến đã phải nghỉ học. Nhà Yến khi đó rất nghèo, anh trai phải nghỉ học từ sớm theo bố qua Trung Quốc làm thuê; chị gái Yến may mắn hơn là được đi học vì trường nội trú không mất tiền.
Chảo Yến bộc bạch: “ Nếu em đi học, bố mẹ vừa không có người làm rẫy, vừa phải gánh thêm nhiều chi phí nên không đồng ý cho em tiếp tục.”

Tuy vậy nhưng trong suốt 3 năm nghỉ học, Yến chưa bao giờ ngừng nuôi hi vọng về một ngày quay trở lại trường; với Yến đi học là ước mơ duy nhất. Sau khi bị bố mẹ ngăn cấm, Yến đã khóc suốt nhiều ngày và thường xuyên kiếm cớ để đến gần khu vực trường học.
Cơ duyên đưa Chảo Yến trở lại hành trình đi tìm con chữ đó là một lần tái ngộ với thầy Bùi Chí Thanh ( Hiệu trưởng trường THCS Nậm Chạc) trong buổi sinh hoạt văn nghệ tại xã. Câu đầu tiên mà thầy Thanh hỏi Yến là: “ Yến có còn muốn đi học không?”
Khi ấy, khát vọng được đi học lại lần nữa cháy trong cô bé Dao Tuyển nghèo khó. Hiểu được sự quyết tâm của học trò, người thầy cứ cách vài ba ngày lại đến nhà Chảo Thị Yến để thuyết phục gia đình cho cô được đến trường. Và cuối cùng, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Thanh mà Yến đã chính thức được quay lại trường học.
Khoảng thời gian những năm 2007-2008 khi ấy Chảo Thị Yến bắt đầu học cấp 3. Cô chỉ nghĩ rằng được đi học lại đã rất may mắn rồi vì thời điểm đó, số lượng gia đình cho con em đi học hết chương trình phổ thông trung học là rất hiếm nên Yến cũng dự định chỉ học xong lớp 12 sẽ đi làm. Nhưng qua câu nói của những bạn bè đồng trang lứa: “lớp trưởng đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi, hãy tự hỏi tại sao học giỏi mà vẫn nghèo”, từ đó Yến đã quyết tâm học tiếp lên bậc đại học.

Và cuối cùng với khát vọng dùng kiến thức để thoát nghèo, để thay đổi cuộc đời, Chảo Thị Yến vượt lên số phận và định kiến để tốt nghiệp cử nhân bằng giỏi và giành học bổng toàn phần đi du học thạc sĩ tại trường Đại học Gottingen (Đức). Cô gái dân tộc nhỏ bé đã viết lên hy vọng cho nhiều những bạn trẻ cũng gặp hoàn cảnh như cô đã từng.


Trở về nước sau thời gian học tập tại Đức, Yến đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ trong hành trình truyền cảm hứng của mình, cô tâm sự: “ Kỉ niệm đáng nhớ có lẽ là khi em tham gia dự án “ Chúng tôi có thể” của UNESCO. Em đã đi qua 12 điểm trường để tập huấn cho các bạn học sinh ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Hà Giang và Sóc Trăng. Ở những nơi đó, các bạn bé đã cho em nhìn thấy lại chính bản thân mình của ngày xưa- “Khát khao đi học cháy bỏng.”
Khi kể về con đường đến trường, đến đoạn phải nghỉ học 3 năm, thì thậm chí có em nhỏ đã bắt đầu sụt sùi khóc bởi có lẽ các bạn thấy chính mình trong nhân vật “Chảo Yến còn bé”. Yến chia sẻ rằng mình rất vui vì ít nhiều đã giúp các bạn nhỏ tự tin hơn, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách để chạm tay đến ước mơ của mình.

Năm 2020, Chảo Thị Yến đã xuất bản một cuốn sách kể về cuộc hành trình vượt định kiến đi tìm con chữ, tri thức đã thay đổi số phận của chính mình mang tên: Đường ngược chiều- Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus.

Hiện tại cô đang làm việc tại Trường Quốc tế Canada Lào Cai- ngôi trường đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Tây Bắc. Ngoài việc công tác giáo dục thì Chảo Thị Yến còn là chủ của một homestay có tiếng ở SaPa mang tên Goong.
Giải thích về tên gọi này, Yến chia sẻ: “ Chúng em đặt tên khu homestay của mình là Goong, theo tiếng dân tộc Dao Tuyển “goong” có nghĩa là tốt đẹp, xinh đẹp, làm tốt…” và đó cũng là điều mà cô luôn muốn theo đuổi dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đâu.

Khu homestay này được Chảo Thị Yến mua lại từ một người bạn, ban đầu nơi đây chỉ đón du khách nước ngoài, nhưng do ảnh hưởng từ dịch Covid nên việc kinh doanh không thể tiếp tục.
Tuy nhiên với Yến thì đây cũng là một cơ hội vì địa điểm này đã được biết đến từ trước đó; cộng thêm việc chính bản thân cô cũng được chú ý qua truyền thông, báo đài : “Ít nhiều cũng sẽ có người biết đến em, theo dõi xem em có làm nên “trò trống” gì sau câu chuyện “đường ngược chiều” hay không? Thực ra nó vừa là thách thức, vừa là cơ hội nên em tự tin là dù có thể không đông khách như trên thị xã nhưng vẫn sẽ có những đối tượng phù hợp và gắn bó với em.”

Đặt nhiều tâm huyết vào dự án này nên mỗi góc của Goong đều được Yến chăm chút cẩn thận như sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường; nhấn mạnh các yếu tố văn hóa dân tộc Dao Tuyển qua rèm cửa, họa tiết, hoa văn trên chăn gối,...


Ngoài ra, Yến cũng đang tích cực xây dựng kênh Tik Tok nhằm truyền bá văn hóa cộng đồng người Dao Tuyển.
Nói về những dự định trong tương lai, Chảo Yến mong muốn sắp tới có thể mở các lớp tiếng Anh miễn phí mang tên Goong Speak, đưa tiếng Anh về gần hơn với bản làng. Còn hiện tại cô vẫn sẽ tập trung vào những dự án vốn có của mình.
Ảnh: NVCC
Bài viết liên quan
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: