Mua sách về học cùng con, ủng hộ hết mình chuyện con tham gia hoạt động ngoại khóa hay không tạo áp lực là phương pháp giáo dục mà chị Thu Loan đã nuôi dạy thành công con trai, mở ra cơ hội giúp con chinh phục tri thức tại xứ sở cờ hoa.
Vừa qua, em Hà Kiên Trung, 18 tuổi, quê tại tỉnh Tuyên Quang đã nhận được suất học bổng toàn phần trị giá 350.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) tại trường Đại học Wessleyan – top 17 trường có thế mạnh đào tạo chuyên ngành Kinh tế, Tâm lý xã hội tại Mỹ. Để đạt được suất học bổng giá trị lớn như vậy, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của em còn có công ơn giáo dục của người mẹ trong suốt một chặng đường dài.
Trước thành tựu đầu đời của Kiên Trung, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chị Ma Thị Thu Loan, 50 tuổi, sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang để lắng nghe những phương pháp giáo dục con khoa học, đúng đắn. Hiện chị Thu Loan đang là Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Chân dung chị Ma Thị Thu Loan - mẹ của nam sinh đạt học bổng 8 tỷ tại ngôi trường danh giá ở Mỹ.
ÂM THẦM MUA SÁCH VỀ HỌC CÙNG CON, AI NGHE CHUYỆN CŨNG NỂ PHỤC VÀI PHẦN
- Là một người mẹ, đồng thời bận rộn với công việc tại cơ quan, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm để vừa chu toàn công việc vừa có nhiều thời gian bên con?
Do đặc thù công việc và do có 2 con đang theo học THPT và THCS nên chị đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục trẻ. Ngoài là công chức nhà nước, vợ chồng chị còn mở thêm nông trại nên công việc rất bận rộn. Tuy nhiên, chị luôn xác định nuôi dạy con là nhiệm vụ số 1 của gia đình. Đặc biệt, chị chú trọng rèn tính TỰ GIÁC – TỰ LẬP cho con.
Từ nhỏ, con đã không để bố mẹ phải nhắc nhở nhiều trong việc học, việc nhà hay các hoạt động vui chơi. Tuy bận rộn nhưng gia đình chị luôn cố gắng ăn bữa tối cùng nhau, tranh thủ hỏi han con chuyện trường lớp. Các con cũng rất cởi mở, chỉ chờ mẹ về là líu lo tâm sự đủ mọi chuyện. Chị trở thành "quân sư" hỗ trợ mọi thắc mắc, vấn đề của con.
Nhiều lúc phải đi công tác xa nhà, chị cũng chủ động dành vài phút gọi điện hay nhắn tin cho các con để hỏi han, nhắc nhở. Quan điểm của chị là dù bận như thế nào thì khi về nhà, chị không mang công việc và tâm lý mệt mỏi. Vì thế, gia đình chị lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm.
- Quan điểm trong việc định hướng tính cách, lối sống cho con của chị như thế nào? Chị đặt nguyên tắc nào lên hàng đầu?
Chị không đặt ra một nguyên tắc quá cứng nhắc hay áp lực gì cho con. Nhưng chị luôn dạy con 1 điều trong cuộc sống là phải biết NỖ LỰC và sống phải có TRÁCH NHIỆM. Trước hết là trách nhiệm với chính bản thân, sau mới đến gia đình và xã hội.
Hà Kiên Trung - con trai chị Thu Loan.
- Đâu là những thói quen tốt mà chị hình thành cho con?
Đó chính là tính tự lập, tự giác. Từ nhỏ chị đã cho các con tự quyết định mọi vấn đề liên quan trong khả năng và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó. Chẳng hạn như có hôm mẹ thấy trời rét nên nhắc con mặc thêm áo ấm, nhưng con bảo không cần. Khi đến lớp rét quá, con phải mượn áo của bạn mặc. Sau này lớn lên, Kiên Trung cũng được tự chọn trường THPT mà con thích (học xong lớp 9 Kiên Trung đã thi đỗ 03 trường Chuyên: THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang, THPT Chuyên KHTN Hà Nội và THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội).
- Những phương pháp cụ thể mà chị áp dụng trong việc đồng hành cùng con như thế nào?
Chị không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ là cùng học, cùng chơi, động viên và chia sẻ với con mọi chuyện. Khi con học tiểu học, chị thường mua 2 bộ sách giáo khoa: 1 bộ cho con và 1 bộ để ở cơ quan. Hết giờ làm việc, chị tranh thủ mang ra học để tối về trao đổi với con. Sau này con học lên cao, chị không nhớ kiến thức nữa nên phải tìm kiếm trên mạng hoặc hỏi các thầy cô giáo để vẫn có thể thảo luận với con.
Trước mỗi cuộc thi con tham dự, chị luôn bảo con cố gắng hết khả năng, còn kết quả như thế nào cũng được. Nhưng Kiên Trung luôn tự tin và việc học cũng như thi cử với con rất đơn giản, nhẹ nhàng. Vợ chồng chị chưa bao giờ lo lắng hay đặt mục tiêu trước các cuộc thi cho con vì luôn coi đó là 1 sân chơi vui vẻ.
Chị Thu Loan chia sẻ, gia đình chị không bao giờ tạo áp lực cho con trai.
Mỗi thành viên đều là đồng minh đáng tin cậy của con...
Có 1 kỷ niệm giờ nhắc lại cả nhà lại bật cười vui vẻ. Khi học lớp 5, mặc dù trường Tiểu học nơi Kiên Trung theo học chưa đưa môn Tin học vào giảng dạy nhưng con về nhà nói với bố mẹ sẽ đăng ký tham dự cuộc thi "Tin học trẻ" cấp huyện. Bố Kiên Trung cười bảo: "Con ơi, không phải thi điện tử trẻ đâu nhé. Môn Tin có kiến thức rất khó, con đã học đâu mà đăng ký thi?". Kiên Trung trả lời: "Còn hẳn 1 tuần nữa mới thi mà, con sẽ học được".
Sau đó, con tự mày mò quên ăn quên ngủ. Đến phần vẽ tranh trên máy tính, con hỏi chị nhưng chị không biết, chị bèn đưa con đến nhà cô giáo Tin học hướng dẫn 1 buổi tối. Nhưng không ngờ con làm bài xuất sắc, đạt giải Nhất cấp huyện và cấp tỉnh cuộc thi. Hôm con lên tỉnh thi, bố mẹ đều bận công việc nên con được thầy giáo đưa đi bằng xe máy. Kết thúc cuộc thi, con về đến sân đã reo lên "Mẹ ơi con đạt giải Nhất rồi, mỗi tội giấy khen họ in nhầm tên bố thôi". (vì 2 Bố con tên ngược nhau. Bố tên Hà Trung Kiên và con tên Hà Kiên Trung). Mỗi lần nhớ lại chuyện, cả nhà lại bật cười vui vẻ.
HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC HỌC BỔNG MỸ CÙNG CON, MÓN QUÀ LỚN VÀO 1 NGÀY ĐẶC BIỆT
- Để giành học bổng danh giá, chắc hẳn, Kiên Trung đã phải rất nỗ lực và quyết tâm. Chặng đường ấy của con như thế nào?
Khi con nuôi dưỡng ước mơ du học vào kỳ 1 lớp 10, chị đã hỏi rõ kế hoạch của con như: Học ngành nghề gì? Muốn tới đất nước nào? Công việc tương lai ra sao? Con trả lời muốn học ngành Khoa học máy tính ở Mỹ. Vậy là từ khi đó, chị bắt đầu tìm hiểu về du học, phương thức tuyển sinh, yêu cầu hồ sơ.
Vì ở miền núi nên con gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và đăng ký hồ sơ du học. Chị cũng lập ra một danh sách những điều con đã có, những điều còn thiếu để con hiểu rõ bản thân. Từ đó có kế hoạch phấn đấu. Hai vợ chồng chị cũng nói với con rằng kinh tế gia đình không khá giả nên khả năng chu cấp tiền ăn học trong 4 năm ở Mỹ là khó. Vì vậy, con phải cố gắng giành học bổng ở mức cao nhất để bố mẹ không lo lắng và vất vả.
Quá trình Kiên Trung chuẩn bị hồ sơ cũng không vất vả. Việc học để giữ GPA từ 9,5 trở lên hoặc thi SAT, thi IELTS không quá khó khăn. Con lúc nào cũng giữ tinh thần vừa học vừa chơi nhưng đã bước vào kỳ thi là nghiêm túc, cố gắng đạt kết quả cao ngay ở lần đầu tiên (SAT 1510/1600; IELTS 7.5).
Để có thể đồng hành được cùng con, chị Thu Loan đã âm thầm mua 1 bộ SGK để có thể nắm được kiến thức con đang học.
Kiên Trung đỗ 6 trường Đại học Mỹ. Đặc biệt, khi con báo sẽ phỏng vấn để nhận học bổng toàn phần của trường Đại học Wesleyan – một trong những ngôi trường tuyển sinh khó nhất nước Mỹ khiến cả nhà rất vui. Chị luôn động viên con giữ tinh thần thoải mái, tự tin khi phỏng vấn. Nếu được thì hạnh phúc, còn không đỗ thì cũng không có gì buồn, được vào vòng trong đã là điều vinh dự.
Đến ngày 26/3 là ngày sinh nhật chị, con ở trường nhưng có vẻ bồn chồn vì chưa có tin vui làm quà tặng mẹ. 2h đêm đó, Kiên Trung có kết quả đỗ học bổng toàn phần, con mừng rỡ gọi điện khoe nhưng bố mẹ tắt chuông điện thoại nên không biết. 5h30 tỉnh dậy, hai vợ chồng vô cùng hốt hoảng khi thấy hơn 10 cuộc gọi từ con. Khi gọi lại, con hạnh phúc khoe: "Bố mẹ ơi, con đỗ học bổng 8 tỷ rồi, bố mẹ không phải bán nhà nuôi con nữa rồi". Lúc ấy, cảm xúc vỡ òa, chị mừng phát khóc vì con đã có cơ hội thực hiện ước mơ của mình.
- Trong quá trình giáo dục con, theo chị đâu là khó khăn lớn nhất?
Kiên Trung rất hay tâm sự và chia sẻ với mẹ nên hầu như 2 mẹ con đều cùng nhau giải quyết các việc, không để xảy ra biến cố gây ảnh hưởng đến tinh thần con. Đến giai đoạn con bước vào tuổi dậy thì, con thay đổi về sở thích, cách ăn mặc hoặc đôi khi cãi lại mẹ. Lúc đó, chị hơi bực nhưng rồi nghĩ con đến tuổi dậy thì nên thay đổi, cần thông cảm cho con. Sau đó chị lại lựa lúc vui vẻ để nhắc nhở con. Về kiến thức giới tính, chị bảo chồng tâm sự cùng con sẽ dễ dàng hơn.
KHÔNG CHỈ HỌC, HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ MỚI LÀ ĐIỀU GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH…
- Kiên Trung tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá, chị có từng lo lắng con sẽ chểnh mảng chuyện học tập không?
Bản thân vợ chồng chị cũng là người say mê hoạt động xã hội nên luôn khuyến khích và hỗ trợ con thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Từ lớp 1 đến hết lớp 9, con rất ít khi ngồi vào bàn học nên con không hề có góc học tập, hay tủ sách chỉn chu như các bạn. Tuy vậy, con có khả năng tập trung cao và ghi nhớ rất nhanh. Con thuộc những kiến thức thầy cô dạy trên lớp, không cần học lại khi về nhà.
Nhiều bài tập thầy cô giao về nhà nhưng con đã làm xong trên lớp. Hay có hôm con đi học về đến nhà rồi giở vở ra làm bài trong 10 phút. Chị nghiêm khắc hỏi thì con giải thích rằng trên đường đạp xe về nhà, con đã tư duy sẵn trong đầu, về nhà chỉ mất thời gian viết vào vở. Con cũng không phải đi học thêm, chủ yếu tự học và tìm hiểu kiến thức nâng cao qua Internet.
Chị luôn ủng hộ việc con tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá.
Kiên Trung bán xúc xích trong một dự án tại trường học.
Khi bước sang cấp 3, con xuống Hà Nội học, chị thấy các bạn học sinh kín lịch học thêm nên rất lo lắng. Chị sợ con không theo được các bạn nên thúc giục con đăng ký các lớp bồi dưỡng. Nhưng con vẫn tự tin bảo con tự học được. Vì vậy trong 3 năm học THPT, Kiên Trung chỉ ôn luyện bên ngoài duy nhất môn Tiếng Anh để thi IELTS và SAT. Người thân, thầy cô nhìn vào con cũng sốt ruột khi con ngủ nhiều, chơi nhiều nhưng vợ chồng chị thấy bình thường. Bởi vì từ nhỏ, con đã như vậy nhưng vẫn đạt kết quả học tập tốt.
- Chị mong con trai sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai?
Con đã lựa chọn ngành học, môi trường học tập nên hai vợ chồng chị tôn trọng và ủng hộ quyết định của con. Không có gì thay đổi thì sau khi thi tốt nghiệp THPT, con sẽ sang Mỹ nhập học. Chị chỉ mong con sớm hòa nhập với môi trường mới, luôn giữ tinh thần vui vẻ và nỗ lực theo đuổi hoài bão bản thân. Chị cũng hy vọng con sẽ có những quyết định đúng đắn cho tương lai. Theo chị, làm nghề gì cũng được, ở đâu cũng được, miễn là phải trở thành người có ích cho xã hội.
Vừa qua, em Hà Kiên Trung, 18 tuổi, quê tại tỉnh Tuyên Quang đã nhận được suất học bổng toàn phần trị giá 350.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) tại trường Đại học Wessleyan – top 17 trường có thế mạnh đào tạo chuyên ngành Kinh tế, Tâm lý xã hội tại Mỹ. Để đạt được suất học bổng giá trị lớn như vậy, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của em còn có công ơn giáo dục của người mẹ trong suốt một chặng đường dài.
Trước thành tựu đầu đời của Kiên Trung, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chị Ma Thị Thu Loan, 50 tuổi, sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang để lắng nghe những phương pháp giáo dục con khoa học, đúng đắn. Hiện chị Thu Loan đang là Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Chân dung chị Ma Thị Thu Loan - mẹ của nam sinh đạt học bổng 8 tỷ tại ngôi trường danh giá ở Mỹ.
ÂM THẦM MUA SÁCH VỀ HỌC CÙNG CON, AI NGHE CHUYỆN CŨNG NỂ PHỤC VÀI PHẦN
- Là một người mẹ, đồng thời bận rộn với công việc tại cơ quan, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm để vừa chu toàn công việc vừa có nhiều thời gian bên con?
Do đặc thù công việc và do có 2 con đang theo học THPT và THCS nên chị đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục trẻ. Ngoài là công chức nhà nước, vợ chồng chị còn mở thêm nông trại nên công việc rất bận rộn. Tuy nhiên, chị luôn xác định nuôi dạy con là nhiệm vụ số 1 của gia đình. Đặc biệt, chị chú trọng rèn tính TỰ GIÁC – TỰ LẬP cho con.
Từ nhỏ, con đã không để bố mẹ phải nhắc nhở nhiều trong việc học, việc nhà hay các hoạt động vui chơi. Tuy bận rộn nhưng gia đình chị luôn cố gắng ăn bữa tối cùng nhau, tranh thủ hỏi han con chuyện trường lớp. Các con cũng rất cởi mở, chỉ chờ mẹ về là líu lo tâm sự đủ mọi chuyện. Chị trở thành "quân sư" hỗ trợ mọi thắc mắc, vấn đề của con.
Nhiều lúc phải đi công tác xa nhà, chị cũng chủ động dành vài phút gọi điện hay nhắn tin cho các con để hỏi han, nhắc nhở. Quan điểm của chị là dù bận như thế nào thì khi về nhà, chị không mang công việc và tâm lý mệt mỏi. Vì thế, gia đình chị lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm.
- Quan điểm trong việc định hướng tính cách, lối sống cho con của chị như thế nào? Chị đặt nguyên tắc nào lên hàng đầu?
Chị không đặt ra một nguyên tắc quá cứng nhắc hay áp lực gì cho con. Nhưng chị luôn dạy con 1 điều trong cuộc sống là phải biết NỖ LỰC và sống phải có TRÁCH NHIỆM. Trước hết là trách nhiệm với chính bản thân, sau mới đến gia đình và xã hội.
Hà Kiên Trung - con trai chị Thu Loan.
- Đâu là những thói quen tốt mà chị hình thành cho con?
Đó chính là tính tự lập, tự giác. Từ nhỏ chị đã cho các con tự quyết định mọi vấn đề liên quan trong khả năng và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó. Chẳng hạn như có hôm mẹ thấy trời rét nên nhắc con mặc thêm áo ấm, nhưng con bảo không cần. Khi đến lớp rét quá, con phải mượn áo của bạn mặc. Sau này lớn lên, Kiên Trung cũng được tự chọn trường THPT mà con thích (học xong lớp 9 Kiên Trung đã thi đỗ 03 trường Chuyên: THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang, THPT Chuyên KHTN Hà Nội và THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội).
- Những phương pháp cụ thể mà chị áp dụng trong việc đồng hành cùng con như thế nào?
Chị không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ là cùng học, cùng chơi, động viên và chia sẻ với con mọi chuyện. Khi con học tiểu học, chị thường mua 2 bộ sách giáo khoa: 1 bộ cho con và 1 bộ để ở cơ quan. Hết giờ làm việc, chị tranh thủ mang ra học để tối về trao đổi với con. Sau này con học lên cao, chị không nhớ kiến thức nữa nên phải tìm kiếm trên mạng hoặc hỏi các thầy cô giáo để vẫn có thể thảo luận với con.
Trước mỗi cuộc thi con tham dự, chị luôn bảo con cố gắng hết khả năng, còn kết quả như thế nào cũng được. Nhưng Kiên Trung luôn tự tin và việc học cũng như thi cử với con rất đơn giản, nhẹ nhàng. Vợ chồng chị chưa bao giờ lo lắng hay đặt mục tiêu trước các cuộc thi cho con vì luôn coi đó là 1 sân chơi vui vẻ.
Chị Thu Loan chia sẻ, gia đình chị không bao giờ tạo áp lực cho con trai.
Mỗi thành viên đều là đồng minh đáng tin cậy của con...
Có 1 kỷ niệm giờ nhắc lại cả nhà lại bật cười vui vẻ. Khi học lớp 5, mặc dù trường Tiểu học nơi Kiên Trung theo học chưa đưa môn Tin học vào giảng dạy nhưng con về nhà nói với bố mẹ sẽ đăng ký tham dự cuộc thi "Tin học trẻ" cấp huyện. Bố Kiên Trung cười bảo: "Con ơi, không phải thi điện tử trẻ đâu nhé. Môn Tin có kiến thức rất khó, con đã học đâu mà đăng ký thi?". Kiên Trung trả lời: "Còn hẳn 1 tuần nữa mới thi mà, con sẽ học được".
Sau đó, con tự mày mò quên ăn quên ngủ. Đến phần vẽ tranh trên máy tính, con hỏi chị nhưng chị không biết, chị bèn đưa con đến nhà cô giáo Tin học hướng dẫn 1 buổi tối. Nhưng không ngờ con làm bài xuất sắc, đạt giải Nhất cấp huyện và cấp tỉnh cuộc thi. Hôm con lên tỉnh thi, bố mẹ đều bận công việc nên con được thầy giáo đưa đi bằng xe máy. Kết thúc cuộc thi, con về đến sân đã reo lên "Mẹ ơi con đạt giải Nhất rồi, mỗi tội giấy khen họ in nhầm tên bố thôi". (vì 2 Bố con tên ngược nhau. Bố tên Hà Trung Kiên và con tên Hà Kiên Trung). Mỗi lần nhớ lại chuyện, cả nhà lại bật cười vui vẻ.
HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC HỌC BỔNG MỸ CÙNG CON, MÓN QUÀ LỚN VÀO 1 NGÀY ĐẶC BIỆT
- Để giành học bổng danh giá, chắc hẳn, Kiên Trung đã phải rất nỗ lực và quyết tâm. Chặng đường ấy của con như thế nào?
Khi con nuôi dưỡng ước mơ du học vào kỳ 1 lớp 10, chị đã hỏi rõ kế hoạch của con như: Học ngành nghề gì? Muốn tới đất nước nào? Công việc tương lai ra sao? Con trả lời muốn học ngành Khoa học máy tính ở Mỹ. Vậy là từ khi đó, chị bắt đầu tìm hiểu về du học, phương thức tuyển sinh, yêu cầu hồ sơ.
Vì ở miền núi nên con gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và đăng ký hồ sơ du học. Chị cũng lập ra một danh sách những điều con đã có, những điều còn thiếu để con hiểu rõ bản thân. Từ đó có kế hoạch phấn đấu. Hai vợ chồng chị cũng nói với con rằng kinh tế gia đình không khá giả nên khả năng chu cấp tiền ăn học trong 4 năm ở Mỹ là khó. Vì vậy, con phải cố gắng giành học bổng ở mức cao nhất để bố mẹ không lo lắng và vất vả.
Quá trình Kiên Trung chuẩn bị hồ sơ cũng không vất vả. Việc học để giữ GPA từ 9,5 trở lên hoặc thi SAT, thi IELTS không quá khó khăn. Con lúc nào cũng giữ tinh thần vừa học vừa chơi nhưng đã bước vào kỳ thi là nghiêm túc, cố gắng đạt kết quả cao ngay ở lần đầu tiên (SAT 1510/1600; IELTS 7.5).
Để có thể đồng hành được cùng con, chị Thu Loan đã âm thầm mua 1 bộ SGK để có thể nắm được kiến thức con đang học.
Kiên Trung đỗ 6 trường Đại học Mỹ. Đặc biệt, khi con báo sẽ phỏng vấn để nhận học bổng toàn phần của trường Đại học Wesleyan – một trong những ngôi trường tuyển sinh khó nhất nước Mỹ khiến cả nhà rất vui. Chị luôn động viên con giữ tinh thần thoải mái, tự tin khi phỏng vấn. Nếu được thì hạnh phúc, còn không đỗ thì cũng không có gì buồn, được vào vòng trong đã là điều vinh dự.
Đến ngày 26/3 là ngày sinh nhật chị, con ở trường nhưng có vẻ bồn chồn vì chưa có tin vui làm quà tặng mẹ. 2h đêm đó, Kiên Trung có kết quả đỗ học bổng toàn phần, con mừng rỡ gọi điện khoe nhưng bố mẹ tắt chuông điện thoại nên không biết. 5h30 tỉnh dậy, hai vợ chồng vô cùng hốt hoảng khi thấy hơn 10 cuộc gọi từ con. Khi gọi lại, con hạnh phúc khoe: "Bố mẹ ơi, con đỗ học bổng 8 tỷ rồi, bố mẹ không phải bán nhà nuôi con nữa rồi". Lúc ấy, cảm xúc vỡ òa, chị mừng phát khóc vì con đã có cơ hội thực hiện ước mơ của mình.
- Trong quá trình giáo dục con, theo chị đâu là khó khăn lớn nhất?
Kiên Trung rất hay tâm sự và chia sẻ với mẹ nên hầu như 2 mẹ con đều cùng nhau giải quyết các việc, không để xảy ra biến cố gây ảnh hưởng đến tinh thần con. Đến giai đoạn con bước vào tuổi dậy thì, con thay đổi về sở thích, cách ăn mặc hoặc đôi khi cãi lại mẹ. Lúc đó, chị hơi bực nhưng rồi nghĩ con đến tuổi dậy thì nên thay đổi, cần thông cảm cho con. Sau đó chị lại lựa lúc vui vẻ để nhắc nhở con. Về kiến thức giới tính, chị bảo chồng tâm sự cùng con sẽ dễ dàng hơn.
KHÔNG CHỈ HỌC, HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ MỚI LÀ ĐIỀU GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH…
- Kiên Trung tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá, chị có từng lo lắng con sẽ chểnh mảng chuyện học tập không?
Bản thân vợ chồng chị cũng là người say mê hoạt động xã hội nên luôn khuyến khích và hỗ trợ con thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Từ lớp 1 đến hết lớp 9, con rất ít khi ngồi vào bàn học nên con không hề có góc học tập, hay tủ sách chỉn chu như các bạn. Tuy vậy, con có khả năng tập trung cao và ghi nhớ rất nhanh. Con thuộc những kiến thức thầy cô dạy trên lớp, không cần học lại khi về nhà.
Nhiều bài tập thầy cô giao về nhà nhưng con đã làm xong trên lớp. Hay có hôm con đi học về đến nhà rồi giở vở ra làm bài trong 10 phút. Chị nghiêm khắc hỏi thì con giải thích rằng trên đường đạp xe về nhà, con đã tư duy sẵn trong đầu, về nhà chỉ mất thời gian viết vào vở. Con cũng không phải đi học thêm, chủ yếu tự học và tìm hiểu kiến thức nâng cao qua Internet.
Chị luôn ủng hộ việc con tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá.
Kiên Trung bán xúc xích trong một dự án tại trường học.
Khi bước sang cấp 3, con xuống Hà Nội học, chị thấy các bạn học sinh kín lịch học thêm nên rất lo lắng. Chị sợ con không theo được các bạn nên thúc giục con đăng ký các lớp bồi dưỡng. Nhưng con vẫn tự tin bảo con tự học được. Vì vậy trong 3 năm học THPT, Kiên Trung chỉ ôn luyện bên ngoài duy nhất môn Tiếng Anh để thi IELTS và SAT. Người thân, thầy cô nhìn vào con cũng sốt ruột khi con ngủ nhiều, chơi nhiều nhưng vợ chồng chị thấy bình thường. Bởi vì từ nhỏ, con đã như vậy nhưng vẫn đạt kết quả học tập tốt.
- Chị mong con trai sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai?
Con đã lựa chọn ngành học, môi trường học tập nên hai vợ chồng chị tôn trọng và ủng hộ quyết định của con. Không có gì thay đổi thì sau khi thi tốt nghiệp THPT, con sẽ sang Mỹ nhập học. Chị chỉ mong con sớm hòa nhập với môi trường mới, luôn giữ tinh thần vui vẻ và nỗ lực theo đuổi hoài bão bản thân. Chị cũng hy vọng con sẽ có những quyết định đúng đắn cho tương lai. Theo chị, làm nghề gì cũng được, ở đâu cũng được, miễn là phải trở thành người có ích cho xã hội.
Bức thư của chị Thu Loan gửi đến con trai vào ngày sinh nhật bước sang tuổi 18:
- 18 tuổi: Con sẽ phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của con. Vì vậy khi quyết định đường đi và tương lai, con hãy vì chính mình chứ không phải vì bố mẹ hoặc bất cứ ai nghe con.
- 18 tuổi: Con chính thức chịu trách nhiệm trước pháp luật mà không cần ai đại diện, giám hộ. Vì vậy, mọi hành vi con phải cẩn trọng. Cuộc đời có nhiều thứ để đùa nhưng với pháp luật thì đừng bao giờ đùa.
- 18 tuổi: Con cần phải làm quen với 2 từ "lao động". Dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều cần sự nghiêm túc thực sự. Lao động trước hết để rèn luyện và biết trân quý thành quả mình làm ra, chứ đừng nghĩ lao động là để làm giàu, để nuôi bố mẹ nhé!
- 18 tuổi: Con phải tự bước đi bằng chính đôi chân của mình. Đường con đi không chỉ có hoa nở mà còn rất nhiều chông gai và áp lực. Buồn con có thể khóc, ngã con phải tự đứng dậy, sai con phải tự sửa. Nhưng dù trong bất cứ tình huống nào, con nhất thiết phải yêu quý bản thân. Đừng vì ai ngược đãi hoặc huỷ hoại bản thân mình!
- 18 tuổi: Con chuẩn bị tung cánh với 1 phương trời xa tít tắp, ở đó có ước mơ và hoài bão của con, có cả nỗi nhớ da diết của bố mẹ, có niềm tin và tình thân vô bờ bến của ông bà, của cô dì chú bác, anh chị em và thầy cô. Ơn này hãy trả bằng tấm lòng con nhé!
- 18 tuổi: Con có thể yêu nếu trái tim mách bảo. Chỉ cần con đừng làm tổn thương ai và cũng đừng để ai làm tổn thương mình. (Cuộc đời không quy định chỉ yêu một người nào duy nhất nhưng mỗi lần yêu chỉ nên yêu một người thôi nhé!).
- 18 tuổi: Con không nhất thiết phải phấn đấu để trở thành người giỏi nhất, hoàn hảo nhất, niềm tự hào của ai hết. Nhưng nhất định con phải là người vui vẻ, lạc quan và yêu đời nhất nhé!
- 18 tuổi: Ngày nghỉ con có thể ngủ cả ngày và chơi game cả đêm nhưng đừng để nó trở thành thói quen thường xuyên nhé!
Bài viết liên quan