Cho đến nay đã là 2 năm kể từ ngày công chúng biết đến cái tên “Đêm Tối Rực Rỡ”, một bộ phim do Đạo diễn nước ngoài Aaron Toronto kết hợp với Diễn viên/ Biên kịch chính Nhã Uyên thực hiện, mình vẫn cho rằng đây là một phim vô cùng xứng đáng coi với những người coi trọng nguồn gốc, cội nguồn của gia đình. Đồng thời, phim cũng đánh bay định kiến về những bộ phim Việt Nam làm còn non trẻ hơn so với những đất nước phát triển, phim được ví von với hình ảnh “Hạnh Phúc Của Một Tang Gia” do cố nhà văn Vũ Trọng Phụng thời hiện đại.
Poster Chính Thức Của Đêm Tối Rực Rỡ (Nguồn: Fanpge)
1. Recap Phim:
Phim kể về một đại gia đình bao gồm ông Toàn (Huỳnh Kiến An thủ vai), bà gái (Phương Dung thủ vai), Kim Hoàng (Xuân Trang thủ vai, con trai trưởng), Xuân Thanh (Nhã Uyên thủ vai, kiêm luôn biên kịch, con gái thứ) và Kim Bảo (Kim B thủ vai, con gái út) được đặt trong bối cảnh của một gia đình gốc Kinh doanh thông thường. Phim mở đầu bằng cảnh ba của ông Toàn (cụ Sáng) mất, đám tang được tổ chức linh đình trong một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm, trong cái không khí đáng lẽ phải trang trọng, tôn nghiêm như thế thì lại có hàng nghìn câu chuyện đã diễn ra trong suốt quá trình làm lễ, tình tiết câu truyện được đẩy lên đỉnh điểm hơn khi ông Toàn nợ nần cờ bạc nợ số tiền lên đến gần 3 tỷ đồng của xã hội đen, bằng mọi giá số tiền đẩy phải được trả trước khi trời sáng. Nếu không, ông sẽ bị dân xã hội đen này giết chết.
Mọi tình tiết trong phim là một hành trình vận động vừa chậm, vừa nhanh trước khi ánh sáng của mặt trời vừa chạm đỉnh, phim bắt buộc các nhân vật phải nhanh chóng tìm ra mọi biện pháp giải quyết cho chuyện nợ nần đến từ ông Toàn, nhân vật trung tâm của mọi vấn đề rắc rối.
Cuối phim, Xuân Thanh hy sinh quyền nuôi con của mình để có đủ tiền trả cho xã hội đen cứu ông Toàn kèm theo cuốn sổ đỏ của căn nhà làm lễ, gia đình của Kim Hoàng và Bích Ngọc gương vỡ lại lành vì họ vẫn còn thương nhau. Đồng thời, đám tang của ông Sáng cũng đã được diễn ra một cách suông sẻ.
2. Điểm Khen
a) Về Nội Dung Phim
- Phim lấy đề tài chân thật, gần gũi, là hình ảnh của một xã hội đầy nhức nhối khi vai trò của bậc cha mẹ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến con cái của mình. Tâm lý của Xuân Thanh, một nhân vật đại diện cho rất nhiều “đứa con” trong thế hệ trước, khi mang tâm lý ràng buộc, sợ hãi đến những tác động từ những người làm cha, làm mẹ trong quá khứ dẫn đến hiện tại trước những điều tưởng chừng như bình thường của con cái.
Cảnh bà Gái, vợ ông Toàn trong tâm trí của Xuân Thanh khi luôn buông lời chửi rủa, chê bai con mình khi con mình chưa làm tốt (Nguồn: Phim)
- Một điều khiến cho mình kính nể càng thêm kính nể, bởi phim cũng không hướng chúng ta dần xa cách với gia đình, nhân vật Xuân Thanh cho đến cuối cùng chấp nhận hy sinh tình mẫu tử của mình, chấp nhận cho con có một cuộc sống tốt hơn và giải cứu cho cha của mình.
- Phim cũng làm rõ được hình ảnh của những đứa trẻ khi được sự nuôi dưỡng trong gia đình, như gia đình nhỏ của Kim Hoàng - Bích Ngọc, hình ảnh của hai diễn viên nhí Bảo Nghi (Jolie/ Huệ) và Minh Hiếu (Tiểu Bảo) là hai hình ảnh vô cùng quen thuộc. Bởi, trái với hình ảnh của một đứa con út được nuông chiều tới mức hư, không chào người lớn, cũng chẳng biết xin lỗi khi làm sai. Với hình ảnh của Huệ, một người chị lớn luôn cắm mặt vào điện thoại, trên tai luôn là chiếc headphone để che đi rất nhiều nội tâm của mình, chi tiết khiến cho mình hiểu sâu sắc nhất về nội tâm của cô bé này chính là qua những bức tranh mà cô bé vẽ.
Ở lứa tuổi của Huệ, có lẽ phải trải qua những gì để đưa ra những bức tranh như thế này vào trong bức vẽ thường ngày của mình (Nguồn: Phim)
- Mình nghĩ từng chi tiết được cài cắm vô cùng tinh vi, không xuồng xả, không phải dùng thoại giao tiếp để thể hiện rõ được nội tâm hay tính cách của nhân vật. Đấy là một dạng kịch bản mình đánh giá không cao bằng những tình tiết. Phim là một trong số ít phim mà sử dụng tuyến nhân vật ít nhưng chất lượng, từng tuyến nhân vật chính hay phụ khi xuất hiện trong phim đều có đất để diễn, phim đủ dài để khán giả cảm nhận được mạch cảm xúc và diễn biến nội tâm của nhân vật, đây là điều mà phim đang làm rất tốt, không mang tâm thế “nhét” đủ số lượng để thu hút người xem như một số bộ phim khác.
- Phim không sử dụng đạo lý sống như rất nhiều phim khác hiện tại, từng chi tiết và ý nghĩa của phim thể hiện qua hành động. Phim cũng không dài lê thê, thậm chí lại vừa đủ tới mức có thể vanh vác kể lại được tâm lý của từng nhân vật, kiểu như nếu để phải cắt một đoạn trong phim ra thì những đoạn còn lại rất thiếu liên kết. Thậm chí, phim đi theo cấu trúc tăng dần về nhịp thở, càng về cuối phim, mình càng khó thở hơn…
- Không quá ngạc nhiên khi phim đạt nhiều giải thưởng trong năm 2022 trong Cánh Diều Vàng, một lễ trao giải/ liên hoan phim dành cho những Cá nhân, Tập thể làm phim xuất sắc.
b) Về Diễn Viên
- Kim Phương diễn vai người mẹ quá tốt, tâm lý nhập vai khiến cho mình nhìn ra hình ảnh của một người mẹ thương con, đồng thời là một người đàn bà mưu mô, thủ đoạn giữ những lợi ích về cho mình và gia đình.
- Các diễn viên trong phim, trừ Kim B ra thì các Diễn viên đều đã có thâm niên trong nghề từ sân khấu hoặc phim dài tập. Nên đa số mình cảm được tốt được nhịp, trong phim, thậm chí có lúc mình còn không đoán trước được tình tiết sẽ diễn ra ra sao (từ năm 2021 khi xem). Như vai anh hai Kim Hoàng trong phim rõ bản chất một người chồng, người cha và người anh trai tính toán, chiêu trò nhưng cho đến cuối cùng vẫn ở lại với gia đình nhỏ của mình.
- Ấn tượng nhất với mình vẫn là Nhã Uyên (diễn vai Xuân Thanh), mình đã thật sự rơi nước mắt cái đoạn chị lột bộ tóc giả ra, ngồi trên sân thượng và khóc vì đã đi đến bước đường cùng. Trong gia đình chị, dường như mọi người đều cho rằng chị là người số sướng không biết hưởng, nhưng không… Liệu đã có ai hiểu rằng chính chị cũng đang là người đang không biết mình sẽ có ngày đi mà không trở về hay không?
c) Về Góc Quay Phim
Không bàn thêm, bản thân mình cảm nhận về bối cảnh, góc quay trong phim thật sự có sự chỉn chu ở mức tốt hoặc rất tốt. Bởi từng khung cảnh trong phim làm cho mình tin rằng đây đang không phải là phim, mà là đời. Bởi đó là hình ảnh đám ma mướn ca sĩ hát cải lương, ngồi cắn hạt dưa, bánh gạo hạt điều,... Rồi lại hát đám ma diễn xiếc, đó chính là một chuỗi các hoạt động tưởng chừng như ai cũng trải qua và ai cũng hiểu, nhưng lại không tin rằng đến một ngày nó lại được đưa lên một cách vô cùng sinh động.
3. Điểm Chê: Có lẽ vì tính chất của việc đánh giá, mình quan tâm những vấn đề sau:
- Phân đoạn khóc của Kim B khi ngăn không cho Nhã Uyên (vai Xuân Thanh) đi, có lẽ là đoạn mình bị tuột mood do tâm lý của Kim B không đủ sâu để thuyết phục mình cho việc Xuân Thanh sẽ ở lại. Ngoài ra, có lẽ Kim B có lực diễn sẽ hơi thua kém các đàn anh đàn chị trong khi tham gia vì từ dàn cast nhí cho đến dàn cast chính đều là những diễn viên có thực lực, xuất thân từ sân khấu kịch nên có thể Kim B bị lép vế hơn về lực diễn. Tuy nhiên, vì tính chất vai của Kim Bảo thì lại hợp với concept đóng vai.
- Về phần âm nhạc của phim chưa có, chỉ có một đoạn cao trào với một tiếng la lớn, mình tin đó tiếng vọng lại từ nội tâm của những người đã đi đến bước đường cùng. Có lẽ vì kinh phí sản xuất phim thấp nên chúng ta vẫn chưa có bài hát chủ đề cho phim.
- Nếu vẫn còn có thể, phim nên đưa ra thêm một tình tiết liên quan tới Kim Bảo, liệu giá trị nhân văn của phim nếu là dành cho một gia đình dần sẽ tốt lên sau khi biến cố diễn ra. Mình tin kết của phim chỉ đang là một chiếc kết mở, vì nếu như phim lại tiếp tục thêm có một cái kết buồn từ Kim Bảo, vậy giá trị nhân văn như đã bàn từ ban đầu có còn hay không? Hay lại thêm những yếu tố khác nữa?
4. Chấm Điểm
Nếu bỏ qua những nội dung mà mình nhận xét trong phần Chê Phim, mình sẽ chấm điểm 9,95/10,00 dành cho phim này. Bởi mình tin rằng đây là một trong số ít phim làm cho người xem hiểu sâu sắc hơn về giá trị của một gia đình hạnh phúc, và rằng khi phim ngay từ đầu đã vượt xa kỳ vọng của mình về một bộ phim chiếu rạp. Mình tin rằng nếu có thể trọn vẹn được, mình sẽ dành cho phim giá trị này.
Ngoài ra, mình nghĩ rằng phim đã có những bức thư cảnh tỉnh dành cho những thế hệ sẽ làm cha làm mẹ sau này, rằng chuyện nuôi dạy con là cả một hành trình và nghệ thuật sống. Bởi trẻ em như những tấm giấy trắng, hơn ai hết cần phải vun đắp và nuôi dưỡng, tránh mang trẻ em trở thành những “mầm mống” tai họa cho tương lai, rằng sẽ là một thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước nuôi con theo kiểu cho roi cho vọt mới là thương…
(Nhật Hào biên tập, phim xem ở CGV vào 2021)
Lần 2 xem tại nhà.
Poster Chính Thức Của Đêm Tối Rực Rỡ (Nguồn: Fanpge)
1. Recap Phim:
Phim kể về một đại gia đình bao gồm ông Toàn (Huỳnh Kiến An thủ vai), bà gái (Phương Dung thủ vai), Kim Hoàng (Xuân Trang thủ vai, con trai trưởng), Xuân Thanh (Nhã Uyên thủ vai, kiêm luôn biên kịch, con gái thứ) và Kim Bảo (Kim B thủ vai, con gái út) được đặt trong bối cảnh của một gia đình gốc Kinh doanh thông thường. Phim mở đầu bằng cảnh ba của ông Toàn (cụ Sáng) mất, đám tang được tổ chức linh đình trong một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm, trong cái không khí đáng lẽ phải trang trọng, tôn nghiêm như thế thì lại có hàng nghìn câu chuyện đã diễn ra trong suốt quá trình làm lễ, tình tiết câu truyện được đẩy lên đỉnh điểm hơn khi ông Toàn nợ nần cờ bạc nợ số tiền lên đến gần 3 tỷ đồng của xã hội đen, bằng mọi giá số tiền đẩy phải được trả trước khi trời sáng. Nếu không, ông sẽ bị dân xã hội đen này giết chết.
Film Cũng Đạt Được Nhiều Thành Tựu Trong và Sau Khi Công Chiếu (Nguồn: Fanpage)
Mọi tình tiết trong phim là một hành trình vận động vừa chậm, vừa nhanh trước khi ánh sáng của mặt trời vừa chạm đỉnh, phim bắt buộc các nhân vật phải nhanh chóng tìm ra mọi biện pháp giải quyết cho chuyện nợ nần đến từ ông Toàn, nhân vật trung tâm của mọi vấn đề rắc rối.
Cuối phim, Xuân Thanh hy sinh quyền nuôi con của mình để có đủ tiền trả cho xã hội đen cứu ông Toàn kèm theo cuốn sổ đỏ của căn nhà làm lễ, gia đình của Kim Hoàng và Bích Ngọc gương vỡ lại lành vì họ vẫn còn thương nhau. Đồng thời, đám tang của ông Sáng cũng đã được diễn ra một cách suông sẻ.
2. Điểm Khen
a) Về Nội Dung Phim
- Phim lấy đề tài chân thật, gần gũi, là hình ảnh của một xã hội đầy nhức nhối khi vai trò của bậc cha mẹ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến con cái của mình. Tâm lý của Xuân Thanh, một nhân vật đại diện cho rất nhiều “đứa con” trong thế hệ trước, khi mang tâm lý ràng buộc, sợ hãi đến những tác động từ những người làm cha, làm mẹ trong quá khứ dẫn đến hiện tại trước những điều tưởng chừng như bình thường của con cái.
Cảnh bà Gái, vợ ông Toàn trong tâm trí của Xuân Thanh khi luôn buông lời chửi rủa, chê bai con mình khi con mình chưa làm tốt (Nguồn: Phim)
- Một điều khiến cho mình kính nể càng thêm kính nể, bởi phim cũng không hướng chúng ta dần xa cách với gia đình, nhân vật Xuân Thanh cho đến cuối cùng chấp nhận hy sinh tình mẫu tử của mình, chấp nhận cho con có một cuộc sống tốt hơn và giải cứu cho cha của mình.
- Phim cũng làm rõ được hình ảnh của những đứa trẻ khi được sự nuôi dưỡng trong gia đình, như gia đình nhỏ của Kim Hoàng - Bích Ngọc, hình ảnh của hai diễn viên nhí Bảo Nghi (Jolie/ Huệ) và Minh Hiếu (Tiểu Bảo) là hai hình ảnh vô cùng quen thuộc. Bởi, trái với hình ảnh của một đứa con út được nuông chiều tới mức hư, không chào người lớn, cũng chẳng biết xin lỗi khi làm sai. Với hình ảnh của Huệ, một người chị lớn luôn cắm mặt vào điện thoại, trên tai luôn là chiếc headphone để che đi rất nhiều nội tâm của mình, chi tiết khiến cho mình hiểu sâu sắc nhất về nội tâm của cô bé này chính là qua những bức tranh mà cô bé vẽ.
Ở lứa tuổi của Huệ, có lẽ phải trải qua những gì để đưa ra những bức tranh như thế này vào trong bức vẽ thường ngày của mình (Nguồn: Phim)
- Mình nghĩ từng chi tiết được cài cắm vô cùng tinh vi, không xuồng xả, không phải dùng thoại giao tiếp để thể hiện rõ được nội tâm hay tính cách của nhân vật. Đấy là một dạng kịch bản mình đánh giá không cao bằng những tình tiết. Phim là một trong số ít phim mà sử dụng tuyến nhân vật ít nhưng chất lượng, từng tuyến nhân vật chính hay phụ khi xuất hiện trong phim đều có đất để diễn, phim đủ dài để khán giả cảm nhận được mạch cảm xúc và diễn biến nội tâm của nhân vật, đây là điều mà phim đang làm rất tốt, không mang tâm thế “nhét” đủ số lượng để thu hút người xem như một số bộ phim khác.
- Phim không sử dụng đạo lý sống như rất nhiều phim khác hiện tại, từng chi tiết và ý nghĩa của phim thể hiện qua hành động. Phim cũng không dài lê thê, thậm chí lại vừa đủ tới mức có thể vanh vác kể lại được tâm lý của từng nhân vật, kiểu như nếu để phải cắt một đoạn trong phim ra thì những đoạn còn lại rất thiếu liên kết. Thậm chí, phim đi theo cấu trúc tăng dần về nhịp thở, càng về cuối phim, mình càng khó thở hơn…
- Không quá ngạc nhiên khi phim đạt nhiều giải thưởng trong năm 2022 trong Cánh Diều Vàng, một lễ trao giải/ liên hoan phim dành cho những Cá nhân, Tập thể làm phim xuất sắc.
b) Về Diễn Viên
- Kim Phương diễn vai người mẹ quá tốt, tâm lý nhập vai khiến cho mình nhìn ra hình ảnh của một người mẹ thương con, đồng thời là một người đàn bà mưu mô, thủ đoạn giữ những lợi ích về cho mình và gia đình.
- Các diễn viên trong phim, trừ Kim B ra thì các Diễn viên đều đã có thâm niên trong nghề từ sân khấu hoặc phim dài tập. Nên đa số mình cảm được tốt được nhịp, trong phim, thậm chí có lúc mình còn không đoán trước được tình tiết sẽ diễn ra ra sao (từ năm 2021 khi xem). Như vai anh hai Kim Hoàng trong phim rõ bản chất một người chồng, người cha và người anh trai tính toán, chiêu trò nhưng cho đến cuối cùng vẫn ở lại với gia đình nhỏ của mình.
- Ấn tượng nhất với mình vẫn là Nhã Uyên (diễn vai Xuân Thanh), mình đã thật sự rơi nước mắt cái đoạn chị lột bộ tóc giả ra, ngồi trên sân thượng và khóc vì đã đi đến bước đường cùng. Trong gia đình chị, dường như mọi người đều cho rằng chị là người số sướng không biết hưởng, nhưng không… Liệu đã có ai hiểu rằng chính chị cũng đang là người đang không biết mình sẽ có ngày đi mà không trở về hay không?
c) Về Góc Quay Phim
Không bàn thêm, bản thân mình cảm nhận về bối cảnh, góc quay trong phim thật sự có sự chỉn chu ở mức tốt hoặc rất tốt. Bởi từng khung cảnh trong phim làm cho mình tin rằng đây đang không phải là phim, mà là đời. Bởi đó là hình ảnh đám ma mướn ca sĩ hát cải lương, ngồi cắn hạt dưa, bánh gạo hạt điều,... Rồi lại hát đám ma diễn xiếc, đó chính là một chuỗi các hoạt động tưởng chừng như ai cũng trải qua và ai cũng hiểu, nhưng lại không tin rằng đến một ngày nó lại được đưa lên một cách vô cùng sinh động.
3. Điểm Chê: Có lẽ vì tính chất của việc đánh giá, mình quan tâm những vấn đề sau:
- Phân đoạn khóc của Kim B khi ngăn không cho Nhã Uyên (vai Xuân Thanh) đi, có lẽ là đoạn mình bị tuột mood do tâm lý của Kim B không đủ sâu để thuyết phục mình cho việc Xuân Thanh sẽ ở lại. Ngoài ra, có lẽ Kim B có lực diễn sẽ hơi thua kém các đàn anh đàn chị trong khi tham gia vì từ dàn cast nhí cho đến dàn cast chính đều là những diễn viên có thực lực, xuất thân từ sân khấu kịch nên có thể Kim B bị lép vế hơn về lực diễn. Tuy nhiên, vì tính chất vai của Kim Bảo thì lại hợp với concept đóng vai.
- Về phần âm nhạc của phim chưa có, chỉ có một đoạn cao trào với một tiếng la lớn, mình tin đó tiếng vọng lại từ nội tâm của những người đã đi đến bước đường cùng. Có lẽ vì kinh phí sản xuất phim thấp nên chúng ta vẫn chưa có bài hát chủ đề cho phim.
- Nếu vẫn còn có thể, phim nên đưa ra thêm một tình tiết liên quan tới Kim Bảo, liệu giá trị nhân văn của phim nếu là dành cho một gia đình dần sẽ tốt lên sau khi biến cố diễn ra. Mình tin kết của phim chỉ đang là một chiếc kết mở, vì nếu như phim lại tiếp tục thêm có một cái kết buồn từ Kim Bảo, vậy giá trị nhân văn như đã bàn từ ban đầu có còn hay không? Hay lại thêm những yếu tố khác nữa?
4. Chấm Điểm
Nếu bỏ qua những nội dung mà mình nhận xét trong phần Chê Phim, mình sẽ chấm điểm 9,95/10,00 dành cho phim này. Bởi mình tin rằng đây là một trong số ít phim làm cho người xem hiểu sâu sắc hơn về giá trị của một gia đình hạnh phúc, và rằng khi phim ngay từ đầu đã vượt xa kỳ vọng của mình về một bộ phim chiếu rạp. Mình tin rằng nếu có thể trọn vẹn được, mình sẽ dành cho phim giá trị này.
Ngoài ra, mình nghĩ rằng phim đã có những bức thư cảnh tỉnh dành cho những thế hệ sẽ làm cha làm mẹ sau này, rằng chuyện nuôi dạy con là cả một hành trình và nghệ thuật sống. Bởi trẻ em như những tấm giấy trắng, hơn ai hết cần phải vun đắp và nuôi dưỡng, tránh mang trẻ em trở thành những “mầm mống” tai họa cho tương lai, rằng sẽ là một thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước nuôi con theo kiểu cho roi cho vọt mới là thương…
(Nhật Hào biên tập, phim xem ở CGV vào 2021)
Lần 2 xem tại nhà.
Bài viết liên quan