"Người mẫu hay hoa hậu dù sao cũng là con người, có suy nghĩ và cảm xúc. Khi họ bị đánh giá thấp về ngoại hình, không chỉ bản thân họ tổn thương mà cả gia đình cũng tổn thương không ít.
Người mẫu, hoa hậu trước giờ vẫn luôn được xem là nghề nghiệp đòi hỏi yếu tố ngoại hình "đạt chuẩn" rất cao. Mặt khác, điều này còn khiến họ phải thường xuyên đối diện với những lời đàm tiếu, bình phẩm về chính ngoại hình của mình.
Cao Ngân, nữ người mẫu nổi tiếng từ chương trình Vietnam's Next Top Model (Người mẫu Việt Nam), đã phải hứng chịu nhiều bình luận hướng về phía ngoại hình của mình sau màn trình diện với thân hình gầy gò trong đêm chung kết Vietnam's Next Top Model 2017.
Hình ảnh của Cao Ngân trong đêm chung kết Vietnam's Next Top Model 2017 (Ảnh: Chụp màn hình).
Chia sẻ về cảm xúc khi phải đối diện với nhiều lời lẽ tiêu cực chĩa về phía mình, Cao Ngân không cảm thấy buồn vì hình ảnh được cho là "xấu xí" của mình trong mắt khán giả. Cô chỉ cảm thấy buồn vì nhiều người không hiểu rõ sự tình đã buông lời miệt thị, phán xét: "Tôi buồn vì bây giờ người ta cứ thích là nói, nói cho vui miệng, nói cho hả lòng…, mà không nghĩ đến việc người ta nghe được sẽ tổn thương như thế nào".
Gần đây, Á hậu Kim Duyên cũng trở thành tâm điểm của việc bị bình phẩm về ngoại hình khi lựa chọn trang phục lộ ra khuyết điểm cơ thể trước công chúng. Ngay lập tức, nhiều bình luận bình phẩm về ngoại hình của Kim Duyên xuất hiện và nhận được nhiều phản ứng cười cợt.
Nhiều bình luận bình phẩm về khuyết điểm cơ thể của Kim Duyên (Ảnh: Chụp màn hình).
Có thể thấy, việc trở thành người mẫu, hoa hậu khiến họ phải thường xuyên bắt gặp những bình luận tiêu cực hướng về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh phải sử dụng nhiều tới ngoại hình như công việc người mẫu, hoa hậu, việc khán giả thường xuyên bàn luận, bình phẩm về ngoại hình của họ có phải là điều nên làm?
Bàn tán về ngoại hình là điều bình thường
Là một người quan tâm tới lĩnh vực thời trang, Nguyễn Thị Huế (20 tuổi, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) bày tỏ quan điểm: "Nhìn chung, mình đồng ý rằng những người làm trong ngành thời trang, đặc biệt là người mẫu, hoa hậu sẽ dễ bị bàn tán về vóc dáng, ngoại hình hơn người thường. Tuy nhiên, mình muốn chia ra làm hai trường hợp.
Thứ nhất, đối tượng không có ngoại hình, không có năng lực, khi diễn không tôn được tác phẩm nhưng vẫn đi làm người mẫu, biến sàn catwalk (Sàn diễn thời trang) thành một trò đùa. Trong trường hợp này, việc cộng đồng mạng phẫn nộ, bình phẩm cũng dễ hiểu vì người mẫu catwalk đều có tiêu chuẩn riêng, không thể làm bừa.
Thứ hai, họ có ngoại hình và là một người có năng lực, được công nhận bởi những người trong ngành, nên công chúng có thể bình phẩm trong quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, chúng ta không thể vì thế mà biến nó thành hành vi body shaming (miệt thị ngoại hình)".
Nguyễn Thị Huế thường xuyên quan tâm tới các vấn đề xoay quanh lĩnh vực thời trang (Ảnh: NVCC).
Vũ Thị Phương Anh, hiện làm mẫu ảnh cho một số cửa hàng thời trang, cho rằng đây là một quy luật dễ hiểu: "Người mẫu, hoa hậu thường công khai mọi thứ và được nhiều người biết đến nên xác suất bị soi mói sẽ cao hơn những người bình thường như mình rất nhiều".
Phương Anh thường đi làm mẫu ảnh cho một số cửa hàng thời trang (Ảnh: NVCC).
Phương Anh cho rằng việc người mẫu bị bàn tán về ngoài hình là điều bình thường nhưng vẫn cần sự mở lòng, bao dung đến từ phía khán giả: "Người mẫu hay hoa hậu dù sao cũng là con người, có suy nghĩ và cảm xúc.
Khi họ bị đánh giá thấp về ngoại hình, không chỉ bản thân họ tổn thương mà cả gia đình cũng tổn thương không ít. Công chúng cần tập mở lòng với ngoại hình của người mẫu, hoa hậu hơn. Họ nổi tiếng đâu chỉ vì họ đẹp. Tại sao chúng ta không nhìn nhận các khía cạnh khác của họ?".
Cải thiện bản thân
Nguyễn Thành Vinh (biệt danh Yasslay), đã có gần 1 năm làm người mẫu cho một local brand (thương hiệu thời trang nội địa) nổi tiếng, chia sẻ việc lắng nghe những lời bình luận, đánh giá về ngoại hình từ mọi người là điều cần thiết đối với công việc: "Tuy trong quá trình làm việc, mình chưa phải nghe những lời góp ý tiêu cực về ngoại hình nhưng mình cho rằng đây là điều cần thiết trong công việc. Ví dụ trong quá trình quay chụp, hình thể của mình ngày hôm đó không được phù hợp với bộ đồ và khiến cho mọi người phải góp ý thì mình buộc phải sửa và khắc phục để hoàn thành công việc được tốt nhất thôi".
Yasslay với gần 1 năm kinh nghiệm làm người mẫu cho hãng thời trang (Ảnh: NVCC).
Đồng quan điểm với Vinh, Trần Phan Khắc Triết, hiện đang làm người mẫu cho NBC (CLB Phong cách Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và SOL Network (Mạng lưới các Câu lạc bộ Phong cách Sinh viên), luôn biến những lời bình luận về ngoại hình của mình thành sức mạnh để phát triển: "Mình từng bị đánh giá là quá gầy so với chiều cao của cơ thể nên rất khó để chọn đồ. Tuy có buồn nhưng mình không vì thế mà cảm thấy tự ti. Thay vào đó, mình lấy nó làm động lực để phát triển bản thân, cải thiện ngoại hình ngày qua ngày để có thân hình hoàn hảo nhất".
Khắc Triết luôn biến những lời nhận xét về ngoại hình thành sức mạnh để cải thiện bản thân mình trong công việc người mẫu (Ảnh: NVCC).
Tuy nhiên, giữa vô vàn những bình luận trái chiều về ngoại hình người mẫu, Triết vẫn đánh giá cao những lời nhận xét từ những người có chuyên môn về thời trang, người mẫu hơn những khán giả thông thường: "Tất cả mọi người ai cũng có quyền tự do ngôn luận. Từ trẻ đến già, từ người không có kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm, họ đều có các góc nhìn và phản hồi khác nhau. Tuy nhiên, đối với mình, trong các cuộc thi hay các buổi tập, người có chuyên môn là người có đủ các yếu tố để đưa ra các thẩm định chính xác nhất dành cho các người mẫu. Do vậy, tiếng nói của họ thường có trọng lượng hơn".
Người mẫu, hoa hậu trước giờ vẫn luôn được xem là nghề nghiệp đòi hỏi yếu tố ngoại hình "đạt chuẩn" rất cao. Mặt khác, điều này còn khiến họ phải thường xuyên đối diện với những lời đàm tiếu, bình phẩm về chính ngoại hình của mình.
Cao Ngân, nữ người mẫu nổi tiếng từ chương trình Vietnam's Next Top Model (Người mẫu Việt Nam), đã phải hứng chịu nhiều bình luận hướng về phía ngoại hình của mình sau màn trình diện với thân hình gầy gò trong đêm chung kết Vietnam's Next Top Model 2017.
Hình ảnh của Cao Ngân trong đêm chung kết Vietnam's Next Top Model 2017 (Ảnh: Chụp màn hình).
Chia sẻ về cảm xúc khi phải đối diện với nhiều lời lẽ tiêu cực chĩa về phía mình, Cao Ngân không cảm thấy buồn vì hình ảnh được cho là "xấu xí" của mình trong mắt khán giả. Cô chỉ cảm thấy buồn vì nhiều người không hiểu rõ sự tình đã buông lời miệt thị, phán xét: "Tôi buồn vì bây giờ người ta cứ thích là nói, nói cho vui miệng, nói cho hả lòng…, mà không nghĩ đến việc người ta nghe được sẽ tổn thương như thế nào".
Gần đây, Á hậu Kim Duyên cũng trở thành tâm điểm của việc bị bình phẩm về ngoại hình khi lựa chọn trang phục lộ ra khuyết điểm cơ thể trước công chúng. Ngay lập tức, nhiều bình luận bình phẩm về ngoại hình của Kim Duyên xuất hiện và nhận được nhiều phản ứng cười cợt.
Nhiều bình luận bình phẩm về khuyết điểm cơ thể của Kim Duyên (Ảnh: Chụp màn hình).
Có thể thấy, việc trở thành người mẫu, hoa hậu khiến họ phải thường xuyên bắt gặp những bình luận tiêu cực hướng về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh phải sử dụng nhiều tới ngoại hình như công việc người mẫu, hoa hậu, việc khán giả thường xuyên bàn luận, bình phẩm về ngoại hình của họ có phải là điều nên làm?
Bàn tán về ngoại hình là điều bình thường
Là một người quan tâm tới lĩnh vực thời trang, Nguyễn Thị Huế (20 tuổi, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) bày tỏ quan điểm: "Nhìn chung, mình đồng ý rằng những người làm trong ngành thời trang, đặc biệt là người mẫu, hoa hậu sẽ dễ bị bàn tán về vóc dáng, ngoại hình hơn người thường. Tuy nhiên, mình muốn chia ra làm hai trường hợp.
Thứ nhất, đối tượng không có ngoại hình, không có năng lực, khi diễn không tôn được tác phẩm nhưng vẫn đi làm người mẫu, biến sàn catwalk (Sàn diễn thời trang) thành một trò đùa. Trong trường hợp này, việc cộng đồng mạng phẫn nộ, bình phẩm cũng dễ hiểu vì người mẫu catwalk đều có tiêu chuẩn riêng, không thể làm bừa.
Thứ hai, họ có ngoại hình và là một người có năng lực, được công nhận bởi những người trong ngành, nên công chúng có thể bình phẩm trong quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, chúng ta không thể vì thế mà biến nó thành hành vi body shaming (miệt thị ngoại hình)".
Nguyễn Thị Huế thường xuyên quan tâm tới các vấn đề xoay quanh lĩnh vực thời trang (Ảnh: NVCC).
Vũ Thị Phương Anh, hiện làm mẫu ảnh cho một số cửa hàng thời trang, cho rằng đây là một quy luật dễ hiểu: "Người mẫu, hoa hậu thường công khai mọi thứ và được nhiều người biết đến nên xác suất bị soi mói sẽ cao hơn những người bình thường như mình rất nhiều".
Phương Anh thường đi làm mẫu ảnh cho một số cửa hàng thời trang (Ảnh: NVCC).
Phương Anh cho rằng việc người mẫu bị bàn tán về ngoài hình là điều bình thường nhưng vẫn cần sự mở lòng, bao dung đến từ phía khán giả: "Người mẫu hay hoa hậu dù sao cũng là con người, có suy nghĩ và cảm xúc.
Khi họ bị đánh giá thấp về ngoại hình, không chỉ bản thân họ tổn thương mà cả gia đình cũng tổn thương không ít. Công chúng cần tập mở lòng với ngoại hình của người mẫu, hoa hậu hơn. Họ nổi tiếng đâu chỉ vì họ đẹp. Tại sao chúng ta không nhìn nhận các khía cạnh khác của họ?".
Cải thiện bản thân
Nguyễn Thành Vinh (biệt danh Yasslay), đã có gần 1 năm làm người mẫu cho một local brand (thương hiệu thời trang nội địa) nổi tiếng, chia sẻ việc lắng nghe những lời bình luận, đánh giá về ngoại hình từ mọi người là điều cần thiết đối với công việc: "Tuy trong quá trình làm việc, mình chưa phải nghe những lời góp ý tiêu cực về ngoại hình nhưng mình cho rằng đây là điều cần thiết trong công việc. Ví dụ trong quá trình quay chụp, hình thể của mình ngày hôm đó không được phù hợp với bộ đồ và khiến cho mọi người phải góp ý thì mình buộc phải sửa và khắc phục để hoàn thành công việc được tốt nhất thôi".
Yasslay với gần 1 năm kinh nghiệm làm người mẫu cho hãng thời trang (Ảnh: NVCC).
Đồng quan điểm với Vinh, Trần Phan Khắc Triết, hiện đang làm người mẫu cho NBC (CLB Phong cách Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và SOL Network (Mạng lưới các Câu lạc bộ Phong cách Sinh viên), luôn biến những lời bình luận về ngoại hình của mình thành sức mạnh để phát triển: "Mình từng bị đánh giá là quá gầy so với chiều cao của cơ thể nên rất khó để chọn đồ. Tuy có buồn nhưng mình không vì thế mà cảm thấy tự ti. Thay vào đó, mình lấy nó làm động lực để phát triển bản thân, cải thiện ngoại hình ngày qua ngày để có thân hình hoàn hảo nhất".
Khắc Triết luôn biến những lời nhận xét về ngoại hình thành sức mạnh để cải thiện bản thân mình trong công việc người mẫu (Ảnh: NVCC).
Tuy nhiên, giữa vô vàn những bình luận trái chiều về ngoại hình người mẫu, Triết vẫn đánh giá cao những lời nhận xét từ những người có chuyên môn về thời trang, người mẫu hơn những khán giả thông thường: "Tất cả mọi người ai cũng có quyền tự do ngôn luận. Từ trẻ đến già, từ người không có kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm, họ đều có các góc nhìn và phản hồi khác nhau. Tuy nhiên, đối với mình, trong các cuộc thi hay các buổi tập, người có chuyên môn là người có đủ các yếu tố để đưa ra các thẩm định chính xác nhất dành cho các người mẫu. Do vậy, tiếng nói của họ thường có trọng lượng hơn".
Bài viết liên quan