Với điểm số tốt nghiệp đạt 3.66/4, Nguyễn Đức Thịnh xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra cao nhất của khóa D44 của Học viện Cảnh sát nhân dân và được phong hàm Trung úy trước niên hạn.
Theo tôi được biết, tân Trung úy Nguyễn Đức Thịnh (22 tuổi, đến từ Bắc Giang), đến từ lớp B11, chuyên ngành Điều tra tội phạm trật tự xã hội chất lượng cao, Học viện Cảnh sát nhân dân là học viên duy nhất xếp hạng tốt nghiệp xuất sắc.
Với kết quả này, Đức Thịnh cũng là 01 trong 98 gương mặt Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Không chỉ thế, Thịnh còn là thủ khoa khối D01 của tỉnh Bắc Giang trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018; nhận Giải thưởng Hoa Trạng Nguyên và Giải thưởng Quỹ Hoàng Hoa Thám của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bắc Giang năm 2018 và một số danh hiệu, giải thưởng trong học tập cũng như các phong trào của Đoàn Học viện.
Hiện nay, Trung úy Nguyễn Đức Thịnh đang công tác tại Công an thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Vốn được sinh ra trong gia đình có bố là quân nhân, mẹ là giáo viên nên Thịnh đã bắt đầu tìm hiểu và có sự yêu thích với lực lượng vũ trang qua những cuộc nói chuyện về nghề nghiệp của bố từ khi còn rất nhỏ.
Sau này khi lớn hơn một chút, Thịnh biết đến hình ảnh những chiến sĩ công an qua một số bộ phim nổi tiếng như: “Cảnh sát hình sự”, “Chạm tay vào nỗi nhớ”... Những tác phẩm này đã tái hiện nhiều cuộc đấu trí căng thẳng với những đối tượng phạm tội, những cuộc rượt đuổi hồi họp đến phút chót, những chuyên án lớn đầy căng thẳng... Nhờ đó, Đức Thịnh mới thực sự đam mê và mong muốn sẽ có cơ hội mặc cảnh phục xanh, đeo quân hàm đỏ để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Nam thủ khoa cho biết ngay từ khi còn học tập tại mái trường THPT Chuyên Bắc Giang, bản thân cậu đã có những định hướng cụ thể để hiện thực hóa ước mơ này. Mặc dù được lựa chọn để tham gia học tập, bồi dưỡng cho Đội tuyển thi HSG quốc gia của trường nhưng Đức Thịnh đã quyết định rút lui để chuẩn bị thật tốt cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
“Thời điểm đó, việc đặt Học viện Cảnh sát nhân dân là nguyện vọng số 1 của mình là điều khá mạo hiểm bởi đề thi năm 2018 được nhận xét là khó nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, điểm đầu vào của các trường Công an gần như tuyệt đối, luôn trong TOP đầu của cả nước, tỷ lệ cạnh tranh cao, đặc biệt ở giai đoạn 2017 - 2018, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Công an giảm mạnh”, Thịnh bồi hồi chia sẻ.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và tin tưởng vào bản thân, cuối cùng Thịnh cũng trúng tuyển và vinh dự trở thành học viên Học viện Cảnh sát nhân dân - đơn vị 02 lần đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi được hỏi về bí quyết để đạt được thành tích thủ khoa đầu ra của Học viện Cảnh sát nhân dân, Đức Thịnh chia sẻ sự chủ động chính là chìa khóa của thành công thể hiện ở 4 điều sau:
Trước hết là sự chủ động về mặt thời gian và sắp xếp khối lượng công việc phù hợp. Cậu cho rằng một sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân vừa phải học tập, vừa phải tham gia trực gác, các hoạt động ngoại khóa và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác trong các tình huống đột xuất nên nếu không biết phân bổ quỹ thời gian hợp lý và ưu tiên công việc theo mức độ quan trọng thì sẽ khó đảm bảo được yêu cầu của nhà trường.
Ngoài ra, sự chủ động với thủ khoa 10x còn thể hiện qua việc xác định mục tiêu dài hạn và góc độ tích lũy kiến thức trong quá trình học tập. Thông thường, ngay từ đầu kỳ học, sau khi nhận được thông báo về các môn học trong kỳ, Đức Thịnh sẽ lên kế hoạch để tìm kiếm tài liệu và chủ động liên hệ giảng viên, chuẩn bị chu đáo nhất cho việc học.
“Ví dụ như khi nghiên cứu về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội, bản thân mình không chỉ dựa vào giáo trình, sách chuyên khảo trên thư viện mà còn trao đổi với các cán bộ thực tiễn cũng như tìm kiếm trên Internet và tài liệu nước ngoài để có cái nhìn toàn diện nhất”, Đức Thịnh chia sẻ phương pháp học tập của mình.
Thứ ba, sự chủ động của Thịnh còn thể hiện trong việc tiếp thu kiến thức và đề xuất về phương pháp giảng dạy phù hợp. Phải tập trung nghe giảng và thậm chí ghi lại những thông tin mở rộng để tiếp tục nghiên cứu, đào sâu vấn đề. Đồng thời, chủ động hỏi giảng viên về những vấn đề chưa hiểu rõ hoặc chủ động nêu lên các kiến nghị, đề xuất để có thể hoàn thành môn học một cách trọn vẹn nhất, như xây dựng tình huống giả định hoặc thăm quan cơ quan công an các đơn vị, địa phương, tham gia nghe báo cáo thực tế...
Cuối cùng là chủ động ôn tập trước kỳ thi, không để “nước đến chân mới nhảy”. Ngoài việc ôn thi “truyền thống” là học thuộc lòng thì Thịnh cũng thường học nhóm hay tham gia các Hội thi học tốt, Olympic, Rung chuông vàng... bởi đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả, vừa thay đổi để bầu không khí năng động hơn, vừa có thể tự kiểm tra và ôn tập kiến thức của bản thân mình.
Bên cạnh việc học tập trên giảng đường, Đức Thịnh còn dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học và một số CLB trong nhà trường như: thành viên của CLB Tiếng Anh Học viện CSND; thành viên Tổ Song ngữ, CLB Nội san - Truyền thanh Học viện CSND; chủ nhiệm CLB Dân vũ Học viện CSND nhiệm kỳ 2019 - 2021
Khác với nhiều người thường quan niệm học tập và hoạt động ngoại khóa là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, thậm chí đối nghịch nhau thì chàng chiến sĩ công an trẻ lại xem đây là hai mặt của một vấn đề, cùng bổ trợ để hoàn thiện bản thân.
Thịnh tâm sự rằng trong hai năm đầu, phần lớn các môn học của mình tại Học viện là các môn giáo dục thể chất như: điền kinh, bơi, bắn súng, võ thuật, đòi hỏi nền tảng thể lực bền bỉ nên nam thủ khoa tăng cường thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa để cơ thể được linh hoạt, dẻo dai hơn.
Sang đến hai năm cuối, khi bắt đầu đi sâu nghiên cứu các kiến thức pháp luật - nghiệp vụ, cậu bạn mới chủ động cân nhắc các hoạt động ngoại khóa sao cho phù hợp, giảm bớt tần suất để tập trung học tập, tiếp cận với chuyên môn và cố gắng thực hành nhiều nhất có thể những gì đã học.
“Mình cũng tổ chức cơ cấu CLB thành các ban, phân ban cụ thể để trực tiếp đảm nhiệm công việc, còn mình sẽ theo dõi và đưa ra những định hướng chung. Điều này vừa giúp mình kiểm soát các đầu việc, vừa tạo ra sự liên kết và chuyển giao giữa các thế hệ thành viên CLB”, Đức Thịnh chia sẻ thêm.
Đặc biệt, nam thủ khoa có niềm đam mê với những điệu nhảy nên cậu gắn bó với CLB Dân vũ trong hơn một nửa thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Thịnh thích thú kể: “Mình yêu thích cảm giác được hòa mình trong những nốt nhạc, được tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu, được thăng hoa trong sự cổ vũ của khán giả. Ngoài ra, mình cũng thích tận hưởng bầu không khí sinh hoạt tập thể khi tham gia CLB Dân vũ vì nó giúp mình giảm tải bớt căng thẳng sau những giờ học, nạp đầy năng lượng cho những kế hoạch mới.
Nghe những lời tâm sự của Thịnh tôi mới thấy các học viên trường Công an không hề khô khan như tôi nghĩ ban đầu mà cũng rất lãng mạn, bay bổng đó chứ.
Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật thì cậu bạn cũng thường tìm đọc và nghe các tài liệu bằng tiếng Anh để trau dồi vốn ngoại ngữ của bản trong thời gian rảnh rỗi. Bởi trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, thế giới dần trở nên “phẳng” hơn, sự du nhập của nhiều luồng văn hóa từ nước ngoài vào Việt Nam khiến tình hình tội phạm cũng trở nên phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan bằng tiếng nước ngoài vô cùng hữu ích để Thịnh có cái nhìn toàn diện hơn.
Chia sẻ về dự định tương lai của mình, Thịnh cho biết do mới mới nhận công tác được gần 1 tháng nên vẫn còn khá bỡ ngỡ. Chính vì thế nên thời gian này cậu chủ yếu ôn luyện lại các kiến thức đã có và quan sát, học hỏi các cán bộ trong đơn vị để nhanh chóng bắt nhịp với công việc.
Không chỉ thế, Đức Thịnh cũng cố gắng giữ liên lạc với thầy cô, bạn bè, vừa để phục vụ công tác sau này, vừa để trao đổi, cập nhật tình hình cuộc sống. Vì thầy cô và bạn bè luôn sẵn sàng có mặt để lắng nghe và cùng cậu vượt qua những khó khăn, chông gai trên hành trình trở thành một người chiến sĩ công an nhân dân thực thụ.
Bên cạnh đó, nam thủ khoa cũng gửi gắm đến những bạn trẻ mong muốn theo đuổi ước mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân rằng: “Con đường trở thành một sỹ quan trong lực lượng công an nhân dân nói riêng, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung không hề bằng phẳng. Đây là một nghề nghiệp nhiều gian lao, vất vả nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào. Chúc tất cả các chiến sĩ công an tương lai thật nhiều sức khỏe, luôn kiên định, giữ vững niềm tin và động lực phấn đấu. Hãy tin vào bản thân mình và chủ động nắm bắt mọi cơ hội, thành công chắc chắn sẽ tới”.
Bạn có ấn tượng với chàng công an trẻ này hay không? Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để mọi người cùng biết nhé. Và cùng Golive chúc cho Đức Thịnh luôn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống!
Theo tôi được biết, tân Trung úy Nguyễn Đức Thịnh (22 tuổi, đến từ Bắc Giang), đến từ lớp B11, chuyên ngành Điều tra tội phạm trật tự xã hội chất lượng cao, Học viện Cảnh sát nhân dân là học viên duy nhất xếp hạng tốt nghiệp xuất sắc.
Với kết quả này, Đức Thịnh cũng là 01 trong 98 gương mặt Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Không chỉ thế, Thịnh còn là thủ khoa khối D01 của tỉnh Bắc Giang trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018; nhận Giải thưởng Hoa Trạng Nguyên và Giải thưởng Quỹ Hoàng Hoa Thám của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bắc Giang năm 2018 và một số danh hiệu, giải thưởng trong học tập cũng như các phong trào của Đoàn Học viện.
Hiện nay, Trung úy Nguyễn Đức Thịnh đang công tác tại Công an thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Vốn được sinh ra trong gia đình có bố là quân nhân, mẹ là giáo viên nên Thịnh đã bắt đầu tìm hiểu và có sự yêu thích với lực lượng vũ trang qua những cuộc nói chuyện về nghề nghiệp của bố từ khi còn rất nhỏ.
Sau này khi lớn hơn một chút, Thịnh biết đến hình ảnh những chiến sĩ công an qua một số bộ phim nổi tiếng như: “Cảnh sát hình sự”, “Chạm tay vào nỗi nhớ”... Những tác phẩm này đã tái hiện nhiều cuộc đấu trí căng thẳng với những đối tượng phạm tội, những cuộc rượt đuổi hồi họp đến phút chót, những chuyên án lớn đầy căng thẳng... Nhờ đó, Đức Thịnh mới thực sự đam mê và mong muốn sẽ có cơ hội mặc cảnh phục xanh, đeo quân hàm đỏ để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Nam thủ khoa cho biết ngay từ khi còn học tập tại mái trường THPT Chuyên Bắc Giang, bản thân cậu đã có những định hướng cụ thể để hiện thực hóa ước mơ này. Mặc dù được lựa chọn để tham gia học tập, bồi dưỡng cho Đội tuyển thi HSG quốc gia của trường nhưng Đức Thịnh đã quyết định rút lui để chuẩn bị thật tốt cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
“Thời điểm đó, việc đặt Học viện Cảnh sát nhân dân là nguyện vọng số 1 của mình là điều khá mạo hiểm bởi đề thi năm 2018 được nhận xét là khó nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, điểm đầu vào của các trường Công an gần như tuyệt đối, luôn trong TOP đầu của cả nước, tỷ lệ cạnh tranh cao, đặc biệt ở giai đoạn 2017 - 2018, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Công an giảm mạnh”, Thịnh bồi hồi chia sẻ.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và tin tưởng vào bản thân, cuối cùng Thịnh cũng trúng tuyển và vinh dự trở thành học viên Học viện Cảnh sát nhân dân - đơn vị 02 lần đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi được hỏi về bí quyết để đạt được thành tích thủ khoa đầu ra của Học viện Cảnh sát nhân dân, Đức Thịnh chia sẻ sự chủ động chính là chìa khóa của thành công thể hiện ở 4 điều sau:
Trước hết là sự chủ động về mặt thời gian và sắp xếp khối lượng công việc phù hợp. Cậu cho rằng một sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân vừa phải học tập, vừa phải tham gia trực gác, các hoạt động ngoại khóa và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác trong các tình huống đột xuất nên nếu không biết phân bổ quỹ thời gian hợp lý và ưu tiên công việc theo mức độ quan trọng thì sẽ khó đảm bảo được yêu cầu của nhà trường.
Ngoài ra, sự chủ động với thủ khoa 10x còn thể hiện qua việc xác định mục tiêu dài hạn và góc độ tích lũy kiến thức trong quá trình học tập. Thông thường, ngay từ đầu kỳ học, sau khi nhận được thông báo về các môn học trong kỳ, Đức Thịnh sẽ lên kế hoạch để tìm kiếm tài liệu và chủ động liên hệ giảng viên, chuẩn bị chu đáo nhất cho việc học.
“Ví dụ như khi nghiên cứu về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội, bản thân mình không chỉ dựa vào giáo trình, sách chuyên khảo trên thư viện mà còn trao đổi với các cán bộ thực tiễn cũng như tìm kiếm trên Internet và tài liệu nước ngoài để có cái nhìn toàn diện nhất”, Đức Thịnh chia sẻ phương pháp học tập của mình.
Thứ ba, sự chủ động của Thịnh còn thể hiện trong việc tiếp thu kiến thức và đề xuất về phương pháp giảng dạy phù hợp. Phải tập trung nghe giảng và thậm chí ghi lại những thông tin mở rộng để tiếp tục nghiên cứu, đào sâu vấn đề. Đồng thời, chủ động hỏi giảng viên về những vấn đề chưa hiểu rõ hoặc chủ động nêu lên các kiến nghị, đề xuất để có thể hoàn thành môn học một cách trọn vẹn nhất, như xây dựng tình huống giả định hoặc thăm quan cơ quan công an các đơn vị, địa phương, tham gia nghe báo cáo thực tế...
Cuối cùng là chủ động ôn tập trước kỳ thi, không để “nước đến chân mới nhảy”. Ngoài việc ôn thi “truyền thống” là học thuộc lòng thì Thịnh cũng thường học nhóm hay tham gia các Hội thi học tốt, Olympic, Rung chuông vàng... bởi đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả, vừa thay đổi để bầu không khí năng động hơn, vừa có thể tự kiểm tra và ôn tập kiến thức của bản thân mình.
Bên cạnh việc học tập trên giảng đường, Đức Thịnh còn dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học và một số CLB trong nhà trường như: thành viên của CLB Tiếng Anh Học viện CSND; thành viên Tổ Song ngữ, CLB Nội san - Truyền thanh Học viện CSND; chủ nhiệm CLB Dân vũ Học viện CSND nhiệm kỳ 2019 - 2021
Khác với nhiều người thường quan niệm học tập và hoạt động ngoại khóa là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, thậm chí đối nghịch nhau thì chàng chiến sĩ công an trẻ lại xem đây là hai mặt của một vấn đề, cùng bổ trợ để hoàn thiện bản thân.
Thịnh tâm sự rằng trong hai năm đầu, phần lớn các môn học của mình tại Học viện là các môn giáo dục thể chất như: điền kinh, bơi, bắn súng, võ thuật, đòi hỏi nền tảng thể lực bền bỉ nên nam thủ khoa tăng cường thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa để cơ thể được linh hoạt, dẻo dai hơn.
Sang đến hai năm cuối, khi bắt đầu đi sâu nghiên cứu các kiến thức pháp luật - nghiệp vụ, cậu bạn mới chủ động cân nhắc các hoạt động ngoại khóa sao cho phù hợp, giảm bớt tần suất để tập trung học tập, tiếp cận với chuyên môn và cố gắng thực hành nhiều nhất có thể những gì đã học.
“Mình cũng tổ chức cơ cấu CLB thành các ban, phân ban cụ thể để trực tiếp đảm nhiệm công việc, còn mình sẽ theo dõi và đưa ra những định hướng chung. Điều này vừa giúp mình kiểm soát các đầu việc, vừa tạo ra sự liên kết và chuyển giao giữa các thế hệ thành viên CLB”, Đức Thịnh chia sẻ thêm.
Đặc biệt, nam thủ khoa có niềm đam mê với những điệu nhảy nên cậu gắn bó với CLB Dân vũ trong hơn một nửa thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Thịnh thích thú kể: “Mình yêu thích cảm giác được hòa mình trong những nốt nhạc, được tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu, được thăng hoa trong sự cổ vũ của khán giả. Ngoài ra, mình cũng thích tận hưởng bầu không khí sinh hoạt tập thể khi tham gia CLB Dân vũ vì nó giúp mình giảm tải bớt căng thẳng sau những giờ học, nạp đầy năng lượng cho những kế hoạch mới.
Nghe những lời tâm sự của Thịnh tôi mới thấy các học viên trường Công an không hề khô khan như tôi nghĩ ban đầu mà cũng rất lãng mạn, bay bổng đó chứ.
Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật thì cậu bạn cũng thường tìm đọc và nghe các tài liệu bằng tiếng Anh để trau dồi vốn ngoại ngữ của bản trong thời gian rảnh rỗi. Bởi trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, thế giới dần trở nên “phẳng” hơn, sự du nhập của nhiều luồng văn hóa từ nước ngoài vào Việt Nam khiến tình hình tội phạm cũng trở nên phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan bằng tiếng nước ngoài vô cùng hữu ích để Thịnh có cái nhìn toàn diện hơn.
Chia sẻ về dự định tương lai của mình, Thịnh cho biết do mới mới nhận công tác được gần 1 tháng nên vẫn còn khá bỡ ngỡ. Chính vì thế nên thời gian này cậu chủ yếu ôn luyện lại các kiến thức đã có và quan sát, học hỏi các cán bộ trong đơn vị để nhanh chóng bắt nhịp với công việc.
Không chỉ thế, Đức Thịnh cũng cố gắng giữ liên lạc với thầy cô, bạn bè, vừa để phục vụ công tác sau này, vừa để trao đổi, cập nhật tình hình cuộc sống. Vì thầy cô và bạn bè luôn sẵn sàng có mặt để lắng nghe và cùng cậu vượt qua những khó khăn, chông gai trên hành trình trở thành một người chiến sĩ công an nhân dân thực thụ.
Bên cạnh đó, nam thủ khoa cũng gửi gắm đến những bạn trẻ mong muốn theo đuổi ước mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân rằng: “Con đường trở thành một sỹ quan trong lực lượng công an nhân dân nói riêng, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung không hề bằng phẳng. Đây là một nghề nghiệp nhiều gian lao, vất vả nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào. Chúc tất cả các chiến sĩ công an tương lai thật nhiều sức khỏe, luôn kiên định, giữ vững niềm tin và động lực phấn đấu. Hãy tin vào bản thân mình và chủ động nắm bắt mọi cơ hội, thành công chắc chắn sẽ tới”.
Bạn có ấn tượng với chàng công an trẻ này hay không? Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để mọi người cùng biết nhé. Và cùng Golive chúc cho Đức Thịnh luôn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống!
Bài viết liên quan