Nguyễn Nhật Ánh và quê hương xứ Quảng

Lipi
Lipi
Bài viết: 2 1,051.000
88A09A06 9B3E 4F4E 97BA EA9F8960BBE8


Nguyễn Nhật Ánh (SN 1955) tại Quảng Nam. Ông sống tại TP.HCM từ năm 1973, sau đó theo học ngành Sư phạm và tốt nghiệp năm 1976. Trong suốt 10 năm sau đó, ông tham gia đội Thanh niên xung phong, dạy học và phụ trách các CLB thiếu nhi. Từ 1986 đến khi về hưu, ông là phóng viên của báo Sài Gòn giải phóng. Trong giới văn thơ cùng với bao thế hệ học trò, Nguyễn Nhật Ánh không còn xa lạ khi là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như truyện dài Chú bé rắc rối, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,... Điển hình với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người Lao Động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008, ngoài ra còn được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN 2010.

Gắn bó với nghề "cầm bút" suốt nhiều năm, Bắc - Nam đều có mặt, nhưng Nguyễn Nhật Ánh chưa một lần ngưng nghĩ về quê hương. Xa quê hương nhiều năm, "vị trí" của xứ Quảng trong lòng ông liệu có thay đổi? Trong một bài phỏng vấn vào năm 2019, Nguyễn Nhật Ánh từng một lần trải lòng những kỉ niệm đẹp cùng cảm xúc thật khi nhắc đến nơi ông sinh ra.

Xa quê nhiều năm, “địa vị” của quê hương trong lòng ông bây giờ như thế nào?

Tôi nghĩ ai đi xa cũng mang theo một quê hương trong lòng mình. Đó là những kỷ niệm mà con người ta không thể nào quên – là con sông hằng ngày ta tắm, con đường làng mỗi bữa ta đi, biết bao gương mặt thân thiết, tiếng nói giọng cười, những buồn vui một thời. Đó là một quê hương đã thuộc về tâm linh. Nói về điều này, nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu rất hay: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Tôi may mắn hơn nhiều người khác là có cơ hội giải tỏa niềm sầu xứ của kẻ tha hương trong những trang viết. Biết bao nhiêu con người và địa danh xứ Quảng đã đi vào trong tác phẩm của tôi như một mạch nguồn cảm xúc không bao giờ cạn.

Nếu phải so sánh quê hương với một điều gì đó, ông sẽ so với?

Tôi nghĩ không điều gì có thể so sánh với quê hương.

Nếu phải so tính cách Quảng với một món ăn nào đó, ông sẽ so với?

So với tất cả các món ăn Quảng. Tuy cách nhau một ngọn đèo, so với Huế thơ mộng và cung đình, Quảng Nam là vùng đất lam lũ của người lao động. Người Huế ăn nói nhỏ nhẹ và du dương bao nhiêu thì người Quảng ăn to nói lớn, ăn sóng nói gió bấy nhiêu. Món ăn Quảng cũng thế. Người Quảng ăn cốt lấy no để ra đồng ra ruộng nên món gì cũng to: đường bát, bánh đúc, bánh xèo, bánh bèo, bát chè xanh… món nào cũng “hoành tráng” hơn thiên hạ. Tóm lại, người Quảng đã ăn là phải ăn cho no, đã ăn chè phải ăn thật ngọt, đã ăn mắm thì phải ăn thật mặn, kiểu ăn uống “cực đoan” đó gọi là “chém to, kho mặn”, bộc lộ tính cách thực tế, thẳng thắn và không kiểu cọ. Nhưng nhờ vậy mà món ăn Quảng có vị đậm đà, ai đã ăn và đã thấy “hợp gu” rồi thì dễ sinh ra nghiện.

25ED8F47 ACFA 43A1 8D95 7DF954C510C9


Hình như tính cách Quảng cũng khá phù hợp với thơ văn, báo chí và giáo chức, theo cách nhìn của riêng ông là vì sao?

Người Quảng có truyền thống hiếu học từ xưa. Hiện tượng Ngũ Phụng Tề Phi là minh chứng rõ nét cho điều này. Hiếu học gắn với nghị lực và chí tiến thủ (do cố thoát khỏi số phận của một vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi chăng?); đồng thời gắn với óc phân tích và thuật tranh biện. Đó là những phẩm chất phù hợp với những ngành nghề liên quan đến chữ nghĩa như nghề viết lách và dạy học.

Ông có hay về quê không? Quê ông cụ thể ở làng xã nào? Điều gì ông hay làm khi về quê?

Cứ vài ba năm tôi về thăm quê một lần. Tôi ở huyện Thăng Bình, quê nội ở Bình Quế, quê ngoại ở Bình Tú, bà con hiện nay ở rải rác từ Tam Kỳ đến Đà Nẵng. Tôi cũng từng theo học trường Trần Cao Vân – Tam Kỳ và Phan Chu Trinh – Đà Nẵng, nên mỗi lần về quê thường đi nhiều nơi để viếng mộ ông bà, thăm bà con và bạn bè.

Nhìn lại con đường văn chương của cuộc đời mình, từ khi rời xa quê, ông nghĩ điều gì là đáng nói nhất? Điều gì làm cho ông gắn bó với nó sâu đậm đến vậy?

Ngay từ nhỏ, mê đọc sách, tôi mơ ước lớn lên sẽ trở thành nhà văn, mặc dù tôi thi vào Đại học Sư phạm. Trước biến động của lịch sử, tôi trải qua nhiều ngành nghề, nhưng cơ may dun dủi thế nào sau những ngoằn ngoèo của cuộc sống rốt cuộc tôi cũng trở thành người viết văn. Có lẽ đó là điều đáng nói nhất, vì tôi cho rằng một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người là được làm đúng nghề mình yêu thích. Còn sự gắn bó của tôi với nghề văn, có thể giải thích bằng nhiều lý do: được độc giả yêu mến, được cống hiến cho xã hội, được thể hiện mình, v. v… nhưng lý do quan trọng nhất chắc chắn là do tôi “nghiện” viết văn. Tôi tin rằng khi ta làm điều gì đó do ta đam mê nó một cách vô điều kiện chứ không vì bất cứ lý do gì ngoài nó, kể cả những lý do cao đẹp nhất, ta sẽ gắn bó và sống chết với nó suốt đời.

Có sự may mắn trong văn chương không ông?

Có sự may mắn trong cơ hội tiếp cận hoặc thể hiện văn chương chứ không có may mắn trong thành tựu văn chương. Chẳng hạn nếu ta có giao tình với báo chí hoặc nhà xuất bản nào đó, ta sẽ có điều kiện được in sớm hơn hoặc nhiều hơn những người không có thuận lợi tương tự. Cũng không ít trường hợp một số cây bút được các nhà phê bình hoặc đàn anh văn nghệ quen thân đánh bóng, thổi phồng. Nhưng những hiện tượng nhất thời đó chẳng có ý nghĩa gì trong nghề văn, vì cái còn lại là chất lượng văn chương thì không có thế lực nào nâng lên hay hạ xuống được, mà do tài năng của nhà văn quyết định. Trần Đăng Khoa rất chí lý khi nói về sự được-mất trong văn chương: “Cái còn thì sẽ còn nguyên / Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan”.

0E7582E0 F2E0 4D5E BC78 BCC03708B831


Ngoài các cốt truyện, tình tiết, chi tiết và cách kể chuyện khá hấp dẫn. Điều cốt lõi ông muốn gởi gắm vào các tác phẩm dành cho thanh thiếu niên là gì?

Nhà văn viết cho thanh thiếu niên tự nhiên cũng là nhà giáo dục. Ngoài mục tiêu giúp các em mê đọc sách, làm giàu cảm xúc, từ đó phát sinh tình yêu đối với văn chương, nhà văn viết cho thanh thiếu niên còn là trụ đỡ tinh thần để giúp các em hoàn thiện nhân cách, yên tâm và vui sống. Khi lớn lên, đã cứng cáp về tâm lý và trưởng thành về nhận thức, các em sẽ gặp những nhà văn khác với những câu chuyện khác và mục tiêu khác. Và đó lại là vấn đề khác.

Làm một nhà văn nổi tiếng, lại là thần tượng của nhiều thế hệ độc giả tuổi mới lớn. Ông tự nghĩ sao về mình?

Tôi hài lòng về con đường mình đã đi, công sức mình đã bỏ ra và những gì mình đã đón nhận được.

Có một Nguyễn Nhật Ánh của những bề nổi mà ai cũng biết, và có một Nguyễn Nhật Ánh của bề chìm, đó là thơ. Hình như giữa hai thế giới này khá khác nhau, phải không ông? Mong ông gởi đến độc giả một vài bài thơ mà anh thấy tâm đắc?

Văn xuôi tôi viết cho đối tượng thanh thiếu niên, đòi hỏi phải sử dụng một cách viết phù hợp, với một hệ thống hình ảnh và từ ngữ thích ứng với trình độ nhận thức và cảm thụ của các em. Còn thơ, tôi viết cho mình, tức là viết cho… người lớn, phong cách tất nhiên có nhiều khác biệt.

4F744E37 AE7C 4802 A42A 02FC6F034976
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Lipi
Lipi
Đã đăng ký
Bài viết
2
Có thể bạn quan tâm
Bên trên