Tối 12/06, CLB Báo chí và Truyền thông Học viện Ngoại giao tổ chức Workshop “Bản sắc Cộng đồng” với sự tham dự của hai diễn giả: nhà sáng tạo nội dung Tun Phạm và Làn (Dương Thùy Dung). Hơn 300 khán giả được lắng nghe những chia sẻ về cách xây dựng nội dung thấu hiểu mong muốn và truyền giá trị tích cực đến cộng đồng.
Khai thác chủ đề bản sắc trong ngành sáng tạo nội dung hiện nay, chuỗi sự kiện “Hành trình bản sắc” gồm 2 workshop: Bản sắc Cá nhân và Bản sắc Cộng đồng. “Hành trình bản sắc” từ cá nhân đến cộng đồng khi độc lập, lúc giao thoa nhưng đều góp phần kiến thiết nên sự độc bản ở mỗi con người - kim chỉ nam cho những nội dung độc đáo. Qua chuỗi workshop, CLB Báo chí và Truyền thông Học viện Ngoại giao muốn góp phần định hướng cho các bạn trẻ trên con đường đi tìm bản sắc ở lĩnh vực sáng tạo nội dung nói riêng và trong cuộc sống nói chung; để tự tin tỏa sáng theo cách riêng.
Ở Workshop 1: “Bản sắc Cá nhân” (diễn ra ngày 15/5) đã đưa ra những định hướng về cách thức khẳng định bản sắc cá nhân và áp dụng hiệu quả công nghệ khi làm sáng tạo nội dung. Bên cạnh đó, ngoài việc “hiểu mình” để khẳng định bản sắc cá nhân, người làm sáng tạo còn phải “hiểu cộng đồng” nhằm tạo ra những nội dung thật sự thu hút và có giá trị.
Workshop 2: “Bản sắc Cộng đồng” được tổ chức nhằm mang đến những chia sẻ về cách thấu hiểu cộng đồng để làm nên những nội dung “chạm” đến mong muốn công chúng, qua đó giúp người sáng tạo kết nối và phát triển cộng đồng khán giả cho riêng mình. Sự tham gia của 2 diễn giả: Tun Phạm và Làn đã giúp các bạn trẻ tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực sáng tạo nội dung.
Diễn giả Tun Phạm là người sáng lập và sở hữu kênh TikTok với 3,2 triệu người theo dõi, gần 100 triệu lượt thích; kênh Facebook với gần 1,5 triệu lượt theo dõi. Diễn giả Làn (Dương Thùy Dung) sở hữu Blog cá nhân “Tivi của bố” với gần 600 nghìn người theo dõi, nhóm “Tivi của chúng mình” với 140 nghìn thành viên, là tác giả 2 cuốn sách “Lê la từ nhà ra ngõ”, “Những em bé đang lớn”.
Tại phần 1: “C-COMPREHEND” với chủ đề “Thấu hiểu”, Làn và Tun Phạm kể về cơ duyên trở thành một content creator. Hai diễn giả đưa ra những góc nhìn về thực trạng thị trường sáng tạo nội dung hiện nay, những vấn đề người sáng tạo thường vướng mắc. Đồng thời, hai content creator sinh năm 1997 cũng chia sẻ về cách thức, kỹ năng phân tích, tìm hiểu mong muốn của cộng đồng khán giả.
Diễn giả Tun Phạm nhấn mạnh cách vượt qua nỗi sợ hãi là "phải đối diện với chính nó”, cần “nỗ lực thử” rồi từ đó tích lũy kinh nghiệm. Làn cũng nhấn mạnh vai trò của “sự kiên trì, nghiêm túc” và cần “tạo dựng giá trị” trong quá trình sáng tạo nội dung thay vì chạy theo xu thế nhất thời. Hai diễn giả đều đồng tình với việc cần có sự luyện tập, trau dồi và rút kinh nghiệm để từ đó mang đến những sản phẩm chất lượng hơn tới công chúng.
Tiếp nối chương trình, trong phần 2: “C - CONNECT” với chủ đề “Kết nối”, Tun Phạm và Làn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng thông qua sáng tạo nội dung. 2 vị diễn giả cùng trò chuyện, đưa ra những quan điểm sâu sắc, đa chiều về cách lên kế hoạch cho sản phẩm của mình, phân tích cụ thể về 2 dạng nội dung: ngắn và dài.
Tun Phạm chia sẻ về việc nên có người bạn cùng đồng hành trên hành trình sáng tạo nội dung: “Sau những trải nghiệm, Tun tin rằng mình trưởng thành hơn khi học cách làm việc cùng mọi người”, anh bộc bạch. Diễn giả Làn cũng đặc biệt nhấn mạnh việc “cần biến cộng đồng thành môi trường trường hai chiều” với những trao đổi giữa người sáng tạo và khán giả; cùng với đó là “học cách tạo ra một môi trường tích cực, lành mạnh sẽ góp phần tạo dựng một cộng đồng văn minh”.
Không chỉ chia sẻ về việc kết nối khán giả, 2 diễn giả còn khẳng định việc kết nối với cộng đồng content creator cũng giúp ích nhiều cho quá trình sáng tạo nội dung. Điều này giúp các sản phẩm đạt hiệu ứng truyền thông tốt hơn, lan tỏa những giá trị nhân văn đến cộng đồng. Làn tâm sự về video minh họa MV “Nấu ăn cho em” (Đen Vâu) do chị và một content creator khác thực hiện với mong muốn lan tỏa hơn nữa dự án “Nuôi Em” để ngày càng nhiều em nhỏ vùng cao được nhận nuôi, có cơ hội đến trường với tương lai tốt đẹp hơn.
Ngay sau khoảnh khắc bài hát “Nấu ăn cho em” vang lên, khách mời đặc biệt của chương trình - anh Hoàng Hoa Trung, Người sáng lập và điều hành dự án “Nuôi Em” xuất hiện trên sân khấu. Khoảnh khắc này khiến nhiều khán giả bất ngờ vì việc anh Hoàng Hoa Trung tham gia workshop không hề được thông báo trước. Ít người biết, anh Trung và 2 diễn giả có mối thân tình đặc biệt. Làn từng kết hợp cùng anh Trung xây nhiều điểm trường, Tun Phạm từng nhận nuôi em từ dự án của anh Trung.
Anh Trung chia sẻ về việc xây dựng nội dung truyền thông cho những dự án cộng đồng, cách kết nối với những người nổi tiếng để giúp các dự án thiện nguyện được lan tỏa hơn. Đồng thời, những sản phẩm nội dung mang ý nghĩa tác động tích cực đến cộng đồng cũng được anh Trung và Làn bàn luận thêm. Cả 3 diễn giả đều nhấn mạnh vai trò của giới trẻ trong việc kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Đến với phần cuối cùng: “C-CREATE” với chủ đề: “Sáng tạo”, 2 diễn giả cùng đưa ra những nhận xét và định hướng cho kế hoạch xây dựng kênh truyền thông của khán giả. Đối với nền tảng TikTok, Tun Phạm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng những “tình huống, câu chuyện gây tò mò, hứng thú với khán giả”. Về vấn đề đăng tải nội dung sách lên các nền tảng số, Làn đưa ra lưu ý đặc biệt về vấn đề bản quyền trong sáng tạo nội dung.
Bên cạnh lắng nghe chia sẻ của diễn giả, các bạn khán giả còn được tham gia giao lưu, đặt câu hỏi trực tiếp tới diễn giả về chủ đề workshop. 2 vị diễn giả đã đưa ra những lời khuyên bổ ích, tư vấn cụ thể cho các bạn mong muốn trở thành một content creator chuyên nghiệp.
BTC hy vọng chuỗi workshop “Hành trình Bản sắc” nói chung, workshop “Bản sắc Cộng đồng” nói riêng đã tạo nên sức lan tỏa lớn đối với cộng đồng, nhất là với những bạn trẻ đam mê với lĩnh vực sáng tạo nội dung. CLB Báo chí và Truyền thông Học viện Ngoại giao mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các đơn vị, cá nhân để tạo nên những sự kiện ý nghĩa tiếp theo.
Khai thác chủ đề bản sắc trong ngành sáng tạo nội dung hiện nay, chuỗi sự kiện “Hành trình bản sắc” gồm 2 workshop: Bản sắc Cá nhân và Bản sắc Cộng đồng. “Hành trình bản sắc” từ cá nhân đến cộng đồng khi độc lập, lúc giao thoa nhưng đều góp phần kiến thiết nên sự độc bản ở mỗi con người - kim chỉ nam cho những nội dung độc đáo. Qua chuỗi workshop, CLB Báo chí và Truyền thông Học viện Ngoại giao muốn góp phần định hướng cho các bạn trẻ trên con đường đi tìm bản sắc ở lĩnh vực sáng tạo nội dung nói riêng và trong cuộc sống nói chung; để tự tin tỏa sáng theo cách riêng.
Ở Workshop 1: “Bản sắc Cá nhân” (diễn ra ngày 15/5) đã đưa ra những định hướng về cách thức khẳng định bản sắc cá nhân và áp dụng hiệu quả công nghệ khi làm sáng tạo nội dung. Bên cạnh đó, ngoài việc “hiểu mình” để khẳng định bản sắc cá nhân, người làm sáng tạo còn phải “hiểu cộng đồng” nhằm tạo ra những nội dung thật sự thu hút và có giá trị.
Workshop 2: “Bản sắc Cộng đồng” được tổ chức nhằm mang đến những chia sẻ về cách thấu hiểu cộng đồng để làm nên những nội dung “chạm” đến mong muốn công chúng, qua đó giúp người sáng tạo kết nối và phát triển cộng đồng khán giả cho riêng mình. Sự tham gia của 2 diễn giả: Tun Phạm và Làn đã giúp các bạn trẻ tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực sáng tạo nội dung.
Diễn giả Tun Phạm là người sáng lập và sở hữu kênh TikTok với 3,2 triệu người theo dõi, gần 100 triệu lượt thích; kênh Facebook với gần 1,5 triệu lượt theo dõi. Diễn giả Làn (Dương Thùy Dung) sở hữu Blog cá nhân “Tivi của bố” với gần 600 nghìn người theo dõi, nhóm “Tivi của chúng mình” với 140 nghìn thành viên, là tác giả 2 cuốn sách “Lê la từ nhà ra ngõ”, “Những em bé đang lớn”.
Tại phần 1: “C-COMPREHEND” với chủ đề “Thấu hiểu”, Làn và Tun Phạm kể về cơ duyên trở thành một content creator. Hai diễn giả đưa ra những góc nhìn về thực trạng thị trường sáng tạo nội dung hiện nay, những vấn đề người sáng tạo thường vướng mắc. Đồng thời, hai content creator sinh năm 1997 cũng chia sẻ về cách thức, kỹ năng phân tích, tìm hiểu mong muốn của cộng đồng khán giả.
Diễn giả Tun Phạm nhấn mạnh cách vượt qua nỗi sợ hãi là "phải đối diện với chính nó”, cần “nỗ lực thử” rồi từ đó tích lũy kinh nghiệm. Làn cũng nhấn mạnh vai trò của “sự kiên trì, nghiêm túc” và cần “tạo dựng giá trị” trong quá trình sáng tạo nội dung thay vì chạy theo xu thế nhất thời. Hai diễn giả đều đồng tình với việc cần có sự luyện tập, trau dồi và rút kinh nghiệm để từ đó mang đến những sản phẩm chất lượng hơn tới công chúng.
Tiếp nối chương trình, trong phần 2: “C - CONNECT” với chủ đề “Kết nối”, Tun Phạm và Làn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng thông qua sáng tạo nội dung. 2 vị diễn giả cùng trò chuyện, đưa ra những quan điểm sâu sắc, đa chiều về cách lên kế hoạch cho sản phẩm của mình, phân tích cụ thể về 2 dạng nội dung: ngắn và dài.
Tun Phạm chia sẻ về việc nên có người bạn cùng đồng hành trên hành trình sáng tạo nội dung: “Sau những trải nghiệm, Tun tin rằng mình trưởng thành hơn khi học cách làm việc cùng mọi người”, anh bộc bạch. Diễn giả Làn cũng đặc biệt nhấn mạnh việc “cần biến cộng đồng thành môi trường trường hai chiều” với những trao đổi giữa người sáng tạo và khán giả; cùng với đó là “học cách tạo ra một môi trường tích cực, lành mạnh sẽ góp phần tạo dựng một cộng đồng văn minh”.
Không chỉ chia sẻ về việc kết nối khán giả, 2 diễn giả còn khẳng định việc kết nối với cộng đồng content creator cũng giúp ích nhiều cho quá trình sáng tạo nội dung. Điều này giúp các sản phẩm đạt hiệu ứng truyền thông tốt hơn, lan tỏa những giá trị nhân văn đến cộng đồng. Làn tâm sự về video minh họa MV “Nấu ăn cho em” (Đen Vâu) do chị và một content creator khác thực hiện với mong muốn lan tỏa hơn nữa dự án “Nuôi Em” để ngày càng nhiều em nhỏ vùng cao được nhận nuôi, có cơ hội đến trường với tương lai tốt đẹp hơn.
Ngay sau khoảnh khắc bài hát “Nấu ăn cho em” vang lên, khách mời đặc biệt của chương trình - anh Hoàng Hoa Trung, Người sáng lập và điều hành dự án “Nuôi Em” xuất hiện trên sân khấu. Khoảnh khắc này khiến nhiều khán giả bất ngờ vì việc anh Hoàng Hoa Trung tham gia workshop không hề được thông báo trước. Ít người biết, anh Trung và 2 diễn giả có mối thân tình đặc biệt. Làn từng kết hợp cùng anh Trung xây nhiều điểm trường, Tun Phạm từng nhận nuôi em từ dự án của anh Trung.
Anh Trung chia sẻ về việc xây dựng nội dung truyền thông cho những dự án cộng đồng, cách kết nối với những người nổi tiếng để giúp các dự án thiện nguyện được lan tỏa hơn. Đồng thời, những sản phẩm nội dung mang ý nghĩa tác động tích cực đến cộng đồng cũng được anh Trung và Làn bàn luận thêm. Cả 3 diễn giả đều nhấn mạnh vai trò của giới trẻ trong việc kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Đến với phần cuối cùng: “C-CREATE” với chủ đề: “Sáng tạo”, 2 diễn giả cùng đưa ra những nhận xét và định hướng cho kế hoạch xây dựng kênh truyền thông của khán giả. Đối với nền tảng TikTok, Tun Phạm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng những “tình huống, câu chuyện gây tò mò, hứng thú với khán giả”. Về vấn đề đăng tải nội dung sách lên các nền tảng số, Làn đưa ra lưu ý đặc biệt về vấn đề bản quyền trong sáng tạo nội dung.
Bên cạnh lắng nghe chia sẻ của diễn giả, các bạn khán giả còn được tham gia giao lưu, đặt câu hỏi trực tiếp tới diễn giả về chủ đề workshop. 2 vị diễn giả đã đưa ra những lời khuyên bổ ích, tư vấn cụ thể cho các bạn mong muốn trở thành một content creator chuyên nghiệp.
BTC hy vọng chuỗi workshop “Hành trình Bản sắc” nói chung, workshop “Bản sắc Cộng đồng” nói riêng đã tạo nên sức lan tỏa lớn đối với cộng đồng, nhất là với những bạn trẻ đam mê với lĩnh vực sáng tạo nội dung. CLB Báo chí và Truyền thông Học viện Ngoại giao mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các đơn vị, cá nhân để tạo nên những sự kiện ý nghĩa tiếp theo.
Bài viết liên quan