Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, một thí sinh ở Cà Mau bị điểm 0 môn Tiếng Anh vì ngủ quên trong giờ thi. Vậy các sĩ tử - những người đã trải qua kỳ thi nghĩ gì về câu chuyện đáng tiếc này?
Trách nhiệm thuộc về ai?
Khi câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội, ngay lập tức dư luận đã chia thành hai hướng. Hướng thứ nhất cho rằng thí sinh trên đã quá chủ quan, không cẩn thận ngay trong kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời. Hướng thứ hai không đồng tình với cách làm của giám thị vì quá vô tâm, thờ ơ; chỉ cần một lời nhắc nhở thì sự cố đáng tiếc trên đã không xảy ra.
Đáng tiếc hơn nữa, thí sinh này có học lực rất tốt và là thành viên đội tuyển Vật lý của trường. Các môn thi còn lại đều có điểm số cao, tổng điểm thi lên đến 50,22. Trong đó, tổ hợp A00 (Toán, Vật lí, Hóa học) đạt 27,3 điểm.
Bảng điểm đáng chú ý của thí sinh trên với tổ hợp A00 đạt 27,3 điểm (Ảnh: TH)
Theo bạn Đinh Ngọc Ánh (lớp chuyên Văn khóa 2019- 2022 trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ), để xảy ra sự cố đáng tiếc này là lỗi của cả thí sinh và giám thị phòng thi.
Ngọc Ánh chia sẻ: "Mình nghĩ rằng nguyên nhân dẫn tới từ cả hai phía thí sinh và giám thị. Bạn nam là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm, vì bạn đã không có trách nhiệm với chính mình, quá căng thẳng và không chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng.
Tuy vậy, giám thị cũng có trách nhiệm trong sự việc này. Một phòng thi có tới hai giám thị và cả những giám thị ngoài hành lang, nhưng lại không có ai nhắc nhở bạn ấy. Đó không chỉ là một bài thi mà còn là hy vọng, là tương lai. Nhỡ nam sinh ấy không phải chỉ là ngủ gật mà gục đi vì đột quỵ thì sao? Thế nên, dù lỗi sai thuộc về cả hai nhưng mình thấy rằng giám thị là người đáng trách hơn cả".
Cùng chung quan điểm với Ngọc Ánh, bạn Hiền Minh (sinh viên khoa Kinh tế học trường Đại học Kinh tế Quốc dân) tâm sự: "Theo mình, lỗi đầu tiên thuộc về thí sinh đó và cả một phần lỗi của giám thị nữa. Trước hết là do bạn ấy, bởi đây là kì thi cạnh tranh, ai cũng như nhau, ai cũng mệt mỏi áp lực, chính bản thân bạn ấy không biết cách điều chỉnh trạng thái của mình mới dẫn đến hậu quả như vậy.
Theo Hiền Minh, để xảy ra sự việc lỗi trước hết đến từ thí sinh (Nguồn ảnh: NVCC)
Còn giám thị cũng đã lơ là và thiếu quan sát. Nhiệm vụ của giám thị là coi thi và nhắc nhở thí sinh, nên theo mình thì giám thị chưa làm hết trách nhiệm. Như năm mình đi thi là còn 15 phút giám thị đã đi khắp phòng xem còn ai chưa điền thông tin, số báo danh và đã tô vào phiếu thi chưa, rồi nhắc nhở thí sinh".
Những bài học đắt giá
Sự cẩn trọng là bài học mà bạn Nguyễn Phương Thảo (lớp chuyên Văn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn) rút ra sau câu chuyện đáng tiếc này: "Nếu mình là bạn nam sinh không may mắn ấy, mình cho phép bản thân được buồn, được tiếc nuối. Song không được gục ngã. Vẫn còn đó gia đình, thầy cô, bạn bè, và biết bao người đồng cảm với câu chuyện của bạn. Thời gian sắp tới, nếu chuẩn bị kĩ càng, ôn luyện hợp lí, có lẽ khi mình làm lại thì sẽ thành công sau lần vấp ngã này.
Theo bạn Nguyễn Hiền Minh, chúng ta cần sống có trách nhiệm hơn với chính mình: "Ôn thi đại học là một quá trình dài, vậy nên cần cố gắng học tập thật tốt để đi thi có thể tự tin với số kiến thức mình có, đồng thời không bị áp lực quá. Cũng phải biết giữ sức khỏe bản thân để không bị lao lực. Để không 12 năm đèn sách không bị lãng phí chỉ vì phút giây lơ là, chúng ta nên sống có trách nhiệm hơn với cuộc đời của mình.
Theo đúng quy chế, nam sinh trên đã trượt tốt nghiệp và phải tham gia thi lại ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Đây là một sự cố đáng tiếc, tuy nhiên cũng để lại nhiều bài học đắt giá cho các sĩ tử, cũng như cho tất cả chúng ta".
Trách nhiệm thuộc về ai?
Khi câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội, ngay lập tức dư luận đã chia thành hai hướng. Hướng thứ nhất cho rằng thí sinh trên đã quá chủ quan, không cẩn thận ngay trong kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời. Hướng thứ hai không đồng tình với cách làm của giám thị vì quá vô tâm, thờ ơ; chỉ cần một lời nhắc nhở thì sự cố đáng tiếc trên đã không xảy ra.
Đáng tiếc hơn nữa, thí sinh này có học lực rất tốt và là thành viên đội tuyển Vật lý của trường. Các môn thi còn lại đều có điểm số cao, tổng điểm thi lên đến 50,22. Trong đó, tổ hợp A00 (Toán, Vật lí, Hóa học) đạt 27,3 điểm.
Bảng điểm đáng chú ý của thí sinh trên với tổ hợp A00 đạt 27,3 điểm (Ảnh: TH)
Theo bạn Đinh Ngọc Ánh (lớp chuyên Văn khóa 2019- 2022 trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ), để xảy ra sự cố đáng tiếc này là lỗi của cả thí sinh và giám thị phòng thi.
Ngọc Ánh chia sẻ: "Mình nghĩ rằng nguyên nhân dẫn tới từ cả hai phía thí sinh và giám thị. Bạn nam là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm, vì bạn đã không có trách nhiệm với chính mình, quá căng thẳng và không chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng.
Tuy vậy, giám thị cũng có trách nhiệm trong sự việc này. Một phòng thi có tới hai giám thị và cả những giám thị ngoài hành lang, nhưng lại không có ai nhắc nhở bạn ấy. Đó không chỉ là một bài thi mà còn là hy vọng, là tương lai. Nhỡ nam sinh ấy không phải chỉ là ngủ gật mà gục đi vì đột quỵ thì sao? Thế nên, dù lỗi sai thuộc về cả hai nhưng mình thấy rằng giám thị là người đáng trách hơn cả".
Cùng chung quan điểm với Ngọc Ánh, bạn Hiền Minh (sinh viên khoa Kinh tế học trường Đại học Kinh tế Quốc dân) tâm sự: "Theo mình, lỗi đầu tiên thuộc về thí sinh đó và cả một phần lỗi của giám thị nữa. Trước hết là do bạn ấy, bởi đây là kì thi cạnh tranh, ai cũng như nhau, ai cũng mệt mỏi áp lực, chính bản thân bạn ấy không biết cách điều chỉnh trạng thái của mình mới dẫn đến hậu quả như vậy.
Theo Hiền Minh, để xảy ra sự việc lỗi trước hết đến từ thí sinh (Nguồn ảnh: NVCC)
Còn giám thị cũng đã lơ là và thiếu quan sát. Nhiệm vụ của giám thị là coi thi và nhắc nhở thí sinh, nên theo mình thì giám thị chưa làm hết trách nhiệm. Như năm mình đi thi là còn 15 phút giám thị đã đi khắp phòng xem còn ai chưa điền thông tin, số báo danh và đã tô vào phiếu thi chưa, rồi nhắc nhở thí sinh".
Những bài học đắt giá
Sự cẩn trọng là bài học mà bạn Nguyễn Phương Thảo (lớp chuyên Văn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn) rút ra sau câu chuyện đáng tiếc này: "Nếu mình là bạn nam sinh không may mắn ấy, mình cho phép bản thân được buồn, được tiếc nuối. Song không được gục ngã. Vẫn còn đó gia đình, thầy cô, bạn bè, và biết bao người đồng cảm với câu chuyện của bạn. Thời gian sắp tới, nếu chuẩn bị kĩ càng, ôn luyện hợp lí, có lẽ khi mình làm lại thì sẽ thành công sau lần vấp ngã này.
Theo bạn Nguyễn Hiền Minh, chúng ta cần sống có trách nhiệm hơn với chính mình: "Ôn thi đại học là một quá trình dài, vậy nên cần cố gắng học tập thật tốt để đi thi có thể tự tin với số kiến thức mình có, đồng thời không bị áp lực quá. Cũng phải biết giữ sức khỏe bản thân để không bị lao lực. Để không 12 năm đèn sách không bị lãng phí chỉ vì phút giây lơ là, chúng ta nên sống có trách nhiệm hơn với cuộc đời của mình.
Theo đúng quy chế, nam sinh trên đã trượt tốt nghiệp và phải tham gia thi lại ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Đây là một sự cố đáng tiếc, tuy nhiên cũng để lại nhiều bài học đắt giá cho các sĩ tử, cũng như cho tất cả chúng ta".
Bài viết liên quan