Sự kiện của Cổ Mặc sẽ diễn ra tại tầng 3 COMPLEX 01 (Đống Đa, Hà Nội) vào ngày 25/12. Với 4 khu Cầm - Kỳ - Thi - Họa, sự kiện tổ chức nhiều hoạt động như triển lãm Cổ phục Việt Nam, mặc thử Cổ phục, Talk Show và biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
Từ lâu, tôi đã vô cùng yêu thích và trân trọng áo dài Nhật Bình bởi ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ còn mang nhiều giá trị lịch sử cùng ý nghĩa văn hóa. Với mong muốn lan tỏa và phát huy những giá trị văn hóa liên quan đến cổ phục. Sự kiện Cổ Mặc được tổ chức bởi các bạn sinh viên đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Chia sẻ về slogan “Dư vị quá khứ - Thẩm mỹ vị lai”, Ban tổ chức sự kiện mong muốn đưa vẻ đẹp của những bộ cổ phục trong quá khứ tiếp nối đến với tương lai.
Hiện tại trên fanpage của Cổ Mặc đã thu hút được hơn 1100 lượt thích trang, cùng hơn 1200 người theo dõi trang. Sự mới mẻ, sáng tạo trong cách đưa thông tin đến với khán giả qua các video vui nhộn, thông tin ngắn gọn đã thành công thu hút và gia tăng lượt tiếp cận cho fanpage.
Theo tôi được biết, sự kiện được chia thành 4 khu tương ứng các tên: Cầm - Kỳ - Thi - Họa.
Khu Cầm là nơi khán giả được thưởng thức những giai điệu du dương từ sân khấu biểu diễn nhạc cụ dân tộc do nhóm Cầm Ca thể hiện. Được biết, Cầm Ca là nhóm nhạc với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật về nhạc cụ dân tộc tại Hà Nội.
Nhóm từng đạt được giải thưởng trong nhiều cuộc thi như giải Nhì Liên hoan CLB Tài năng, đạt giải trong nhiều mùa Ams’ Got Talent,... và đạt được hơn 4000 lượt yêu thích với bản Cover nhạc phim Mắt Biếc.
Khu Kỳ là nơi diễn ra Talk Show "Khứ hồi". Talk Show gồm 2 phần chính:
Phần 1 - Nét xưa: Ngược dòng thời gian tìm về những giá trị thẩm mỹ trong Cổ phục Việt ở một số triều đại tiêu biểu.
Phần 2 – Tân thời: Trở về cuộc sống hiện đại để cùng bàn về lối cách tân Cổ phục Việt và phong trào Cổ phục Việt trong thời gian gần đây.
Anh Trần Huy Khôi, một trong 3 vị khách mời của Talk Show, là nhà sáng lập thương hiệu Đa La Xước Phục. Bên cạnh đó, anh cũng từng tham gia trình diễn Việt phục trong chương trình "Ngày Hội Di Sản Văn Hoá Việt Nam" vào ngày 23/11 vừa qua. Ngoài ra, Huy Khôi còn là tài trợ trang phục biểu diễn cho đơn vị VICH trong "Tuần Lễ Thương Mại, Văn Hoá, Nghệ Thuật & Ẩm Thực Việt Nam" tại Brunei tháng 10/2022.
Đến với Cổ Mặc lần này còn có sự xuất hiện của hai vị khách mời khác là anh Nguyễn Đức Hùng, chuyên viên nghiên cứu Cổ phục Việt đến từ Đa La Xước Phục và TikToker Tiểu Y Y (Hoàng Thị Thu Trà).
Tiếp đến, hãy cùng tôi dạo một vòng quanh khu Thi, nơi khán giả sẽ mãn nhãn với triển lãm cổ phục trong một số triều đại trong quá khứ.
Và Khu Họa chính là khu tổ chức hoạt động mặc thử Cổ phục Việt Nam, chụp hình lưu niệm tại sự kiện và nhận quà từ chương trình.
Bạn Vũ Anh Thư (Trưởng Ban tổ chức của Cổ Mặc) cho biết: “Sự kiện Cổ Mặc không chỉ đơn thuần đưa nét thẩm mỹ cổ truyền của những bộ cổ phục Việt Nam, từ chất liệu vải vóc đến ý nghĩa hoa văn,…đến gần hơn với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ mà chúng mình còn muốn lan toả rộng rãi những nét đẹp đó, đồng thời kết nối nét chúng với hơi thở đương đại”.
Để chuẩn bị cho sự kiện diễn ra một cách chỉn chu nhất ban tổ chức đã làm việc tích cực không ngừng nghỉ. Trưởng ban tổ chức Vũ Anh Thư chia sẻ với tôi: “Thực rằng rất khó để liệt kê hết những hạng mục mà BTC đang chuẩn bị nhưng BTC chúng mình đang rất nỗ lực hoàn thiện chỉn chu nhất các hoạt động chính sẽ diễn ra trong sự kiện Cổ Mặc để có thể đem đến cho công chúng một không gian được chiêm ngưỡng và được trải nghiệm trọn vẹn nhất giá trị thông điệp mà sự kiện Cổ Mặc muốn truyền tải”.
Tôi thấy được ở các bạn sinh viên- những người “góp từng viên gạch” xây dựng nên sự kiện Cổ Mặc lần này sự sáng tạo và đặc biệt là tình yêu dành cho những giá trị văn hoá truyền thống nói chung, áo dài Nhật Bình nói riêng. Golive mong rằng trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa những sự kiện như Cổ Mặc và triển lãm Cổ phục Việt Nam do chính sinh viên tổ chức.
Từ lâu, tôi đã vô cùng yêu thích và trân trọng áo dài Nhật Bình bởi ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ còn mang nhiều giá trị lịch sử cùng ý nghĩa văn hóa. Với mong muốn lan tỏa và phát huy những giá trị văn hóa liên quan đến cổ phục. Sự kiện Cổ Mặc được tổ chức bởi các bạn sinh viên đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Chia sẻ về slogan “Dư vị quá khứ - Thẩm mỹ vị lai”, Ban tổ chức sự kiện mong muốn đưa vẻ đẹp của những bộ cổ phục trong quá khứ tiếp nối đến với tương lai.
Hiện tại trên fanpage của Cổ Mặc đã thu hút được hơn 1100 lượt thích trang, cùng hơn 1200 người theo dõi trang. Sự mới mẻ, sáng tạo trong cách đưa thông tin đến với khán giả qua các video vui nhộn, thông tin ngắn gọn đã thành công thu hút và gia tăng lượt tiếp cận cho fanpage.
Theo tôi được biết, sự kiện được chia thành 4 khu tương ứng các tên: Cầm - Kỳ - Thi - Họa.
Khu Cầm là nơi khán giả được thưởng thức những giai điệu du dương từ sân khấu biểu diễn nhạc cụ dân tộc do nhóm Cầm Ca thể hiện. Được biết, Cầm Ca là nhóm nhạc với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật về nhạc cụ dân tộc tại Hà Nội.
Nhóm từng đạt được giải thưởng trong nhiều cuộc thi như giải Nhì Liên hoan CLB Tài năng, đạt giải trong nhiều mùa Ams’ Got Talent,... và đạt được hơn 4000 lượt yêu thích với bản Cover nhạc phim Mắt Biếc.
Khu Kỳ là nơi diễn ra Talk Show "Khứ hồi". Talk Show gồm 2 phần chính:
Phần 1 - Nét xưa: Ngược dòng thời gian tìm về những giá trị thẩm mỹ trong Cổ phục Việt ở một số triều đại tiêu biểu.
Phần 2 – Tân thời: Trở về cuộc sống hiện đại để cùng bàn về lối cách tân Cổ phục Việt và phong trào Cổ phục Việt trong thời gian gần đây.
Anh Trần Huy Khôi, một trong 3 vị khách mời của Talk Show, là nhà sáng lập thương hiệu Đa La Xước Phục. Bên cạnh đó, anh cũng từng tham gia trình diễn Việt phục trong chương trình "Ngày Hội Di Sản Văn Hoá Việt Nam" vào ngày 23/11 vừa qua. Ngoài ra, Huy Khôi còn là tài trợ trang phục biểu diễn cho đơn vị VICH trong "Tuần Lễ Thương Mại, Văn Hoá, Nghệ Thuật & Ẩm Thực Việt Nam" tại Brunei tháng 10/2022.
Đến với Cổ Mặc lần này còn có sự xuất hiện của hai vị khách mời khác là anh Nguyễn Đức Hùng, chuyên viên nghiên cứu Cổ phục Việt đến từ Đa La Xước Phục và TikToker Tiểu Y Y (Hoàng Thị Thu Trà).
Tiếp đến, hãy cùng tôi dạo một vòng quanh khu Thi, nơi khán giả sẽ mãn nhãn với triển lãm cổ phục trong một số triều đại trong quá khứ.
Và Khu Họa chính là khu tổ chức hoạt động mặc thử Cổ phục Việt Nam, chụp hình lưu niệm tại sự kiện và nhận quà từ chương trình.
Bạn Vũ Anh Thư (Trưởng Ban tổ chức của Cổ Mặc) cho biết: “Sự kiện Cổ Mặc không chỉ đơn thuần đưa nét thẩm mỹ cổ truyền của những bộ cổ phục Việt Nam, từ chất liệu vải vóc đến ý nghĩa hoa văn,…đến gần hơn với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ mà chúng mình còn muốn lan toả rộng rãi những nét đẹp đó, đồng thời kết nối nét chúng với hơi thở đương đại”.
Để chuẩn bị cho sự kiện diễn ra một cách chỉn chu nhất ban tổ chức đã làm việc tích cực không ngừng nghỉ. Trưởng ban tổ chức Vũ Anh Thư chia sẻ với tôi: “Thực rằng rất khó để liệt kê hết những hạng mục mà BTC đang chuẩn bị nhưng BTC chúng mình đang rất nỗ lực hoàn thiện chỉn chu nhất các hoạt động chính sẽ diễn ra trong sự kiện Cổ Mặc để có thể đem đến cho công chúng một không gian được chiêm ngưỡng và được trải nghiệm trọn vẹn nhất giá trị thông điệp mà sự kiện Cổ Mặc muốn truyền tải”.
Tôi thấy được ở các bạn sinh viên- những người “góp từng viên gạch” xây dựng nên sự kiện Cổ Mặc lần này sự sáng tạo và đặc biệt là tình yêu dành cho những giá trị văn hoá truyền thống nói chung, áo dài Nhật Bình nói riêng. Golive mong rằng trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa những sự kiện như Cổ Mặc và triển lãm Cổ phục Việt Nam do chính sinh viên tổ chức.
Bài viết liên quan
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: